CHI TIẾT TIN TỨC

Pháp lý nhà đất là gì? Những kiến thức cơ bản liên quan đến pháp lý nhà đất

15-08-2022 09:44

Pháp lý nhà đất là vấn đề quan trọng trong việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất. Để có một cuộc giao dịch suôn sẻ, không khúc mắc, không tranh chấp… đòi hỏi đôi bên phải am hiểu về pháp lý nhà đất. Vậy pháp lý nhà đất là gì? Những kiến thức cơ bản nhất mà bạn nên biết về pháp lý nhà đất. Hãy theo chân raonhanh365.vn để cùng tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm pháp lý nhà đất

Pháp lý nhà đất là? Trước tiên, pháp lý là những lý lẽ về mặt pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu đây là cách tiếp cận pháp luật. Pháp lý thể hiện nội dung pháp luật, quy luật pháp luật trong cuộc sống, đó cũng là đang nghiên cứu hoạt động quản lý và cả áp dụng luật. Pháp lý nhà đất là những lý luận, nguyên lý về quy định pháp luật về bất động sản.

2. Pháp luật quy định gì về pháp lý nhà đất?

Dưới đây là những quy định của pháp luật về quản lý nhà đất. Muốn tham gia vào bất cứ cuộc giao dịch nào khi mua bán nhà đất bạn cũng phải tuân thủ các quy định dưới đây của pháp luật đưa ra.

Pháp luật quy định gì về pháp lý nhà đất
Pháp luật quy định gì về pháp lý nhà đất

2.1. Quy định về giấy tờ khi giao dịch

- Khi thực hiện những vấn đề liên quan đến luật pháp thì phải xem xét thật kỹ lưỡng để tránh những khúc mắc về sau. Để đảm bảo quyền lợi đôi bên và nâng cao quyền quản lý thì những quy định về các vấn đề pháp lý cũng luôn được thay đổi. Dưới đây là những loại giấy tờ cần có để đảm bảo cho quá trình giao dịch:

Quy định về giấy tờ khi giao dịch
Quy định về giấy tờ khi giao dịch

+ Sổ đỏ nhà đất (chứng nhận quyền sở hữu nhà đất)

+  Một số giấy tờ tùy thân như: hộ khẩu, chứng minh thư - đối với người Việt Nam/hộ chiếu - đối với người nước ngoài (yêu cầu về hộ chiếu không vượt quá 10 năm và chứng minh nhân dân không vượt quá 15 năm)

+  Giấy tờ chứng nhận về tình trạng hôn nhân của bạn đang độc thân hay là đã có gia đình.

+  Vì khi bán nhà đất cần phải nộp phí trước bạ nên phải có giấy thông báo về phí trước bạ này khi giao dịch.

Đặc biệt, người bán/tặng/cho/cho thuê… thì phải là người chủ của nhà đất. Trong trường hợp được ủy quyền bởi người chủ sở hữu thì phải có giấy ủy quyền minh chứng rõ ràng.

Xem thêm: Tổng hợp các trường hợp không được tách thửa đất mới nhất

2.2. Khi thực hiện mua bán chuyển nhượng, cần thực hiện thủ tục pháp lý nhà đất nào?

Dưới đây là các thủ tục mà người được chuyển nhượng (người mua) cần phải thực hiện khi muốn mua bán nhà đất để đảm bảo các quyền lợi của bạn:

thủ tục pháp lý nhà đất
thủ tục pháp lý nhà đất

2.2.1. Rà soát tình trạng của nhà đất

- Đây là điều tất yếu của mỗi cuộc giao dịch nhà đất. Người muốn mua nhà đất phải tìm hiểu thực trạng nhà đất của mình muốn mua và những giấy tờ pháp lý liên quan. Để xem kết cấu hạ tầng, chất lượng nhà đất, kiểm tra đất có đang thuộc quy hoạch hay bị tranh chấp gì… xem có đúng như người bán nói hay không thì bạn có thể đến thẳng địa hình để xem hoặc có thể đi dò la hỏi thăm những nhà xung quanh đó. Về giấy tờ thì có thể đến trực tiếp xã phường ở đó để kiểm tra. Nếu muốn biết đất đó có thuộc quy hoạch không thì bạn hãy lên tìm cổng thông tin của UBND xã/phường nơi đó là bạn có thể tự kiểm tra được hoặc đến văn phòng đăng ký đất đai để xin thông tin.

2.2.2. Thời gian sử dụng đất

- Để xem thời gian sử dụng đất thì bạn hãy lật trang hai của tờ giấy  chứng nhận, sẽ có các trường hợp như là:

+ Nếu đất này là đất mà được giao/thuê bởi nhà nước thì thời hạn sẽ ghi theo quyết định giao đất/thuê đất

+ Nếu đất có thời hạn thì sẽ ghi là đất có thời hạn từ ngày nào đến ngày nào.

+ Nếu đất có thời hạn sử dụng là lâu dài thì sẽ ghi là lâu dài.

Nói tóm lại, để biết được thời hạn sử dụng của đất thì bạn hãy mở trang 2 của tờ giấy chứng nhận ra nhé!

- Sau khi cảm thấy địa hình, giấy tờ, tình trạng đất  đã đúng theo yêu cầu cũng như quy trình của pháp luật để ra và muốn tiến đến giao dịch thì hãy cầm theo những giấy tờ đã được liệt kê ở mục 2.1. để công chứng hợp đồng và phải nộp cả hồ sơ kê khai nữa.

- Khi hợp đồng đã được ký và mọi vấn đề về tài chính đã được giải quyết theo quy định của pháp luật. Người mua hãy mang hợp đồng giao dịch, biên lai, hồ sơ và các loại giấy tờ thực hiện trong quá trình giao dịch đến UBND nơi đó để được những người có thẩm quyền sẽ sửa lại thông tin chủ sở hữu nhà đất theo đúng quy định của pháp luật để hoàn tất quá trình giao dịch.

2.3. Những điều kiện để bất động sản được đưa vào kinh doanh

Bất động sản được đưa vào kinh doanh khi phải có các điều kiện sau:

Điều kiện để bất động sản được đưa vào kinh doanh
Điều kiện để bất động sản được đưa vào kinh doanh

- Tất cả những giấy tờ có liên quan đến đất đai như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất theo đúng như luật đề ra.

- Đất muốn đưa ra giao dịch thì phải là đất “sạch” - phải đảm bảo các tình trạng của đất như: không phải đất tranh chấp hay đất đang vướng vào các vấn đề liên quan đến kiện tụng…

- Quyền sở hữu đất phải rõ ràng, nếu có vấn đề gì thì phải có giấy tờ bằng chứng kèm theo.

- Đảm bảo hạn sử dụng của đất vẫn còn.

+ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhà đất

2.4. Xây nhà trên đất thổ canh thì bị phạt như nào?

Theo điều luật quy định nếu bạn xây dựng nhà, công trình trên đất không được phép xây dựng, chưa được cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ phải nộp phạt gần 50 triệu đồng, hơn nữa bạn sẽ phải tháo dỡ, gỡ bỏ những gì mình đã làm, khôi phục tình trạng của đất giống như trước khi vi phạm. Để có thể xây dựng được thì bạn phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin chuyển mục đích sử dụng đất và xin cấp phép xây dựng.

Xem thêm: Bằng khoán đất là gì? Những quy định về bằng khoán đất

3. Những loại phí phải nộp khi bán nhà đất bạn nên biết

Để quá trình giao dịch diễn ra nhanh gọn, suôn sẻ thì bạn nên tìm hiểu trước các thủ tục cần phải thực hiện ví dụ như một số loại phí, thuế dưới đây:

Những loại phí phải nộp khi bán nhà đất
Những loại phí phải nộp khi bán nhà đất 

3.1. Phí trước bạ

Đây là loại phí mà người chủ sở hữu nhà đất (người bán) phải trả. Ủy ban nhân dân tỉnh/TP sẽ ban hành giá tính phí trước bạ này, sau đó lấy giá ấy nhân cho 0.5% là ra phí trước bạ mà chủ sở hữu nhà đất phải đóng. Tất cả đều đều phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

3.2. Thuế thu nhập

- Thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính như sau:  2% nhân với giá chuyển nhượng (giá chuyển nhượng này được ghi trên hợp đồng) ra bao nhiêu thì đó là số tiền mà bạn phải nộp.

- Trường hợp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân đó là mối quan hệ giữa: Vợ với chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em ruột trong nhà, ông bà (nội/ngoại) với Cháu (nội/ngoại)...

Tất cả những quy định và các vấn đề liên quan đến pháp lý nhà đất bạn nên đọc và xem xét thật kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào giao dịch nhé! Tránh để trường hợp “bút sa gà chết”, không tìm hiểu kỹ nhà đất mình mua, giấy tờ bị làm giả hay bị phát giá cao hơn thị trường mà mình không biết… 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về pháp lý nhà đất là gì mà raonhanh365.vn muốn gửi đến bạn với hi vọng rằng bạn sẽ có thêm hiểu biết về lĩnh vực này. Nếu có gì thắc mắc hay muốn biết nhiều hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua website: raonhanh365.vn bạn nhé!

Đất dự án là gì và kinh nghiệm bỏ túi khi mua đất dự án?

Nếu như bạn muốn tham gia vào bất động sản và muốn bỏ túi khi mua đất dự án. Hãy đọc ngay bài viết của raonhanh365.vn dưới đây để có thêm kinh nghiệm về đất dự án nhé!

Đất dự án là gì 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và phương pháp khắc phục cách làm xe nổ máy khi để lâu ngày

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao xe không nổ được máy lâu ngày. Cách khắc phục hiệu quả nhanh làm nổ xe máy. Một vài biện pháp bảo quản xe lâu ngày không sử dụng.

Những nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà chung cư

Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà chung cư. Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà. Tham khảo nguyên tắc lựa chọn bàn thờ cho nhà chung cư.

Nên xây nhà 1 tầng hay 2 tầng? Cần xem xét những yếu tố nào?

Nên xây nhà 1 tầng hay 2 tầng? Nhà 1 tầng và 2 tầng có gì khác nhau và có những ưu điểm nào đáng chú ý? Click ngay!

Lên đầu