CHI TIẾT TIN TỨC

Cập nhật mẫu hợp đồng cọc đất mới nhất và những lưu ý cần ghi nhớ

28-06-2023 15:31

Trong các giao dịch mua bán đất đai, hợp đồng cọc đất có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo uy tín cho người mua, quyền lợi của người bán. Để tránh nhầm lẫn và thiếu sót thì raonhanh365.vn sẽ giúp bạn lập một mẫu hợp đồng cọc đất tiêu chuẩn cùng những lưu ý cần ghi nhớ nhé.

1. Những lưu ý cần nhớ khi lập hợp đồng cọc đất

1.1. Thông tin hai bên và người làm chứng nếu có

Một bản hợp đồng giao dịch không thể thiếu thông tin các bên tham gia bao gồm: bên cọc, bên nhận cọc, bên làm chứng (nếu có). Thông tin các bên phải được ghi rõ ràng, cụ thể, có các thông tin liên lạc, xác minh danh tính đàng hoàng. Khi có nhiều người cùng tham gia và liên quan đến sự việc này thì phải liệt kê đầy đủ, nếu thiếu hợp đồng không được ký kết. Đối với bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến việc mua bán đất đai chúng ta đều phải làm như vậy để biết những người có liên quan khi có tranh chấp xảy ra.

Những điều cần ghi nhớ ghi lập hợp đồng cọc đất
Những điều cần ghi nhớ ghi lập hợp đồng cọc đất

1.2. Xác định rõ diện tích và vị trí của miếng đất

Hai bên cần thống nhất và xác định rõ diện tích đất, vị trí đất trao đổi, mua bán. Việc này vô cùng thiết yếu vì có thể là nguyên nhân dẫn tới những vụ tranh chấp sau này. Tranh chấp về đất đai thường mất nhiều thời gian, tiền bạc để giải quyết nên tốt nhất hai bên hãy xác nhận rõ ràng với nhau từ đầu.

1.3. Đảm bảo quyền sở hữu và khả năng chuyển nhượng

Bên bán cần đảm bảo có quyền sở hữu hoặc nhượng đất đúng theo quy định pháp luật. Sau khi thủ tục chuyển nhượng hoàn tất thì bên bán sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ, bằng chứng liên quan đến quyền sở hữu cho bên mua. Để chắc chắn hơn thì các bạn bổ sung thêm điều khoản này trong hợp đồng cọc đất.

1.4. Số tiền cọc và điều khoản thanh toán

Số tiền cọc phải ghi rõ ràng, cụ thể bằng cả chữ và số. Các điều khoản thanh toán bao gồm ngày tháng, phương thức, hình thức chứng minh thanh toán đều cần được trình bày chi tiết trong hợp đồng để không gây vướng mắc cho đôi bên. Những điều này phải được thống nhất từ trước rồi mới thêm vào hợp đồng cọc đất.

Minh bạch về số tiền cọc đất
Minh bạch về số tiền cọc đất

1.5. Thời gian giao đất

Thời gian giao đất cũng là một điều khoản cần thiết trong hợp đồng. Nếu người mua đã cọc đầy đủ mà người bán không giao đất đúng hẹn theo trong hợp đồng thì được coi là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm.

1.6. Điều khoản chấm dứt

Bên cạnh đó, hợp đồng cọc đất sẽ có các điều khoản chấm dứt việc cọc đất, trao đổi mua bán đất đai. Các điều khoản này chủ yếu liên quan đến những hành vi vi phạm hợp đồng của một trong hai bên do cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Tại mục này sẽ ghi rõ việc giải quyết tranh chấp như thế nào và cách áp dụng bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong biên bản thỏa thuận mua bán đất

Các điều khoản chấm dứt hợp đồng
Các điều khoản chấm dứt hợp đồng

1.7. Các điều khoản khác

Ngoài ra, hợp đồng cọc đất có liên quan đến các điều khoản khác như quyền sử dụng đất, trách nhiệm bảo quản đất, đóng thuế, phí đất đai và các điều quản bổ sung. Tuy nhiên, các điều khoản này cần được thông qua cả hai bên và sau đó trình bày chi tiết trong hợp đồng.

2. Mẫu hợp đồng cọc đất chuẩn xác nhất

Nếu nói lý thuyết như trên thì các bạn có thể sẽ khó hình dung nên là raonhanh365.vn sẽ mô phỏng một mẫu hợp đồng cọc đất đơn giản nhưng chuẩn xác nhất cho bạn. Đối với từng trường hợp riêng bạn sẽ bổ sung thêm các điều khoản hai bên mong muốn nhé.

Trước tiên, mời bạn xem qua các hình ảnh bản hợp đồng sau đây.

Thông tin các bên liên quan trong mẫu hợp đồng cọc đất
Thông tin các bên liên quan trong mẫu hợp đồng cọc đất
Các điều khoản quan trọng
Các điều khoản quan trọng

Còn dưới đây sẽ là bản hợp đồng chi tiết, bạn có thể tải về và chỉnh sửa thông tin thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tải về mẫu hợp đồng đặt cọc đất.docx

3. Giải đáp một số câu hỏi xoay quanh hợp đồng cọc đất

3.1. Có cần công chứng hợp đồng cọc đất hay không?

Với hệ thống luật hiện nay thì không có điều khoản nào quy định hợp đồng cọc đất phải công chứng mà chỉ có các quy định công chứng về sự chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc các tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, nếu bạn kỹ tính, muốn việc tranh chấp sau này được giải quyết nhanh chóng hơn thì nên công chứng hoặc nhờ người làm chứng và ghi rõ trong hợp đồng.

Có cần công chứng mẫu hợp đồng cọc đất hay không?
Có cần công chứng mẫu hợp đồng cọc đất hay không?

3.2. Mức đặt cọc khi mua đất theo quy định là bao nhiêu?

Pháp luật nước ta không quy định mức cọc cụ thể mà do hai bên tự thoả thuận với nhau. Việc đặt cọc có nghĩa là bên mua sẽ đưa cho bên bán một phần giá trị của miếng đất. Cọc đất có thể bằng tiền mặt, đá quý, vàng hoặc bất kỳ món đồ nào có giá trị được công nhận trong một thời gian để đảm bảo giao dịch mua đất hay nói nôm na là giữ chỗ trước khi chính thức ký kết hợp đồng.

3.3. Trường hợp tranh chấp nào không bị phạt cọc?

Theo quy định hiện hành thì nếu một trong hai bên từ chối giao kết hay thực hiện hợp đồng thì phải chịu bị phạt cọc, trừ khi hai bên có thoả thuận khác trước đó. Tuy nhiên, nếu bên dự định mua giao tiền cho bên dự định bán nhưng chưa có thoả thuận nào về việc đặt cọc hoặc chỉ có giấy xác nhận tiền không ghi là tiền đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc. Trường hợp này sẽ bị xử lý khác với đặt cọc, tiền này được gọi là “tiền trả trước”.

Bản chất của tiền trả trước là khoản tiền thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nếu các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ được xử lý theo một trong hai trường hợp sau:

- Bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ được nhận lại khoản tiền trả trước và không bị chịu bất kỳ hình phạt nào.

- Bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải trả lại khoản tiền trả trước cho bên đưa tiền và không cần chịu phạt cọc.

Nói chung, nếu không có hợp đồng cọc đất và hai bên trao đổi bằng cách đưa tiền trước thì không ai phải chịu phạt cọc.

Trường hợp tranh chấp nào không bị phạt cọc
Trường hợp tranh chấp nào không bị phạt cọc

3.4. Nếu không mua hoặc không bán đất thì bị phạt cọc như thế nào?

Nếu đã có hợp đồng cọc đất rõ ràng mà bạn không mua hoặc không bán đất thì phải chịu trách nhiệm theo pháp luật như sau:

- Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết và không thực hiện hợp đồng nữa thì tài sản đặt cọc hoàn toàn thuộc về bên nhận cọc.

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết và không thực hiện hợp đồng thì sẽ trả cho bên kia tiền cọc cộng với một khoản tiền tương đương (có nghĩa là đưa cho bên đặt cọc gấp đôi tiền cọc, trong đó 1 khoản là bị phạt).

Trong trường hợp các bên có thoả thuận khác như là không phạt cọc hoặc phạt cọc với mức độ nhẹ hơn thì thực hiện theo thoả thuận đó và đảm bảo các nội dung không vi phạm đạo đức, pháp luật.

Tóm lại, mẫu hợp đồng cọc đất cơ bản có những điều khoản và lưu ý như vậy. Mỗi điều khoản bạn cần trau chuốt từng câu từng chữ để thể hiện đúng ý nghĩa của nó. Cuối cùng, bạn hãy cố gắng ghi nhớ những gì raonhanh365 vừa trình bày ở trên để có giao dịch mua bán đất đai thuận lợi, thành công nhé.

Cách trình bày biên bản giao nhận tiền mua đất

Biên bản giao nhận tiền mua đất được coi là một trong những bước cuối hoàn thiện cuộc trao đổi mua bán đất. Vì thế, bạn đọc cần hiểu rõ những quy định, các điều khoản trong đó để đảm bảo tất cả quyền lợi, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hướng dẫn dưới đây của raonhanh365.vn nhé.

Biên bản giao nhận tiền mua đất

Tin tức liên quan

Nguyên nhân màn hình laptop bị tối và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân màn hình laptop bị tối là gì? Có biển hiện nào của màn hình laptop bị tối? Chúng ta sẽ khắc phục các nguyên nhân này thế nào? Đến với đường link để có câu trả lời chính xác dành riêng cho bản thân mình nhé.

Hướng dẫn cách đọc tọa độ trên sổ đỏ dành cho bất kỳ ai

Dưới sự phát triển của công nghệ số, giờ đây chúng ta đã có thể biết cách đọc tọa độ trên sổ đỏ ngay tại nhà mà không cần thiết phải đến các cơ quan chức năng. Điều này sẽ mở một sự thuận tiện mới mà không phải bất cứ ai cũng có được.

Đèn định vị ban ngày là gì? Có cần thiết với xe cộ hay không?

Mặc dù sử dụng phương tiện giao thông đã lâu nhưng không phải ai cũng biết đèn định vị ban ngày là gì? Có người sẽ thắc mắc: Ban ngày mà cũng cần đèn định vị hay sao? Thực hư như nào thì mời bạn theo dõi bài tin tức tiếp theo đây sẽ rõ.

Lên đầu