CHI TIẾT TIN TỨC

[Giải đáp câu hỏi] Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp được không?

22-04-2022 11:39

Đất nông nghiệp là những loại đất sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, nhiều người dân sở hữu đất nông nghiệp muốn xây dựng nhà tạm hay nhà tôn để có thể làm nơi chứa phân bón, thức ăn vật nuôi hoặc làm nơi trông coi cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản khi cần thiết. Lúc này, người dân thường đặt ra câu hỏi “Liệu có thể dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp được không và có phải xin cấp phép của chính quyền hay không?” Để giải đáp vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về việc dựng nhà tôn, nhà tạm trên đất nông nghiệp nhé!

1. Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp được hay không?

1.1. Một số điều cần biết về dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp

Theo Luật Đất Đai 2013, Điều 10, khoản 1 điểm h có nêu rõ, đất nông nghiệp được sử dụng phục vụ cho mục đích nông nghiệp và có thể xây dựng nhà kính hay những nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi. Như vậy, bạn có thể xây dựng nhà tôn hoặc nhà chòi, nhà tạm trên mảnh đất nông nghiệp lớn hơn 100m2 mà không cần thực hiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình.

Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp

Tuy nhiên, nếu bạn tiến hành xây dựng nhà tôn có diện tích dưới 100m2, bạn cần xin cấp phép xây dựng công trình này bằng viết thực hiện những thủ tục xin cấp phép cần thiết với Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi mảnh đất bạn có ý định dựng nhà tôn, nhà tạm thuộc vào địa phận hành chính của xã đó nếu bạn không thuộc các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo đúng luật pháp đưa ra.

Tuy nhiên, theo Luật xây dựng 2015, Điều 89, khoản 2, điểm K, nếu mảnh đất của bạn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết đã được duyệt thuộc khu vực nông thôn, bạn hoàn toàn có thể xây dựng nhà tôn, nhà chòi mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp phép.

Xem thêm: Thông tin cho bạn về mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ

1.2. Vậy có được dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp?

Trở về vấn đề chính, theo Luật Đất Đai trong Điều 6, khoản 1 về quy tắc sử dụng đất thì một trong những quy định là cần sử dụng đúng kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng quy hoạch và đúng mục đích sử dụng đất.

Được phép dựng nhà tôn phù hợp với mục đích sử dụng đất
Được phép dựng nhà tôn phù hợp với mục đích sử dụng đất

Do đó, nếu bạn xây dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp phù hợp với mục đích sử dụng đất để nhằm phục vụ, hỗ trợ mục đích trồng trọt hay dựng nhà tôn, nhà tạm để chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy hải sản và những động vật được pháp luật cho phép thì pháp luật cho phép bạn dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp.

Ngược lại, nếu bạn dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp nhưng sử dụng với mục đích để ở hay những mục đích không liên quan tới việc phục vụ cho lĩnh vực trong nông nghiệp thì hành vi này hoàn toàn không được phép và trái với pháp luật. Để tránh vi phạm pháp luật, nếu bạn muốn xây dựng nhà tôn trong trường hợp này, người sử dụng đất cần phải thực hiện những thủ tục cần thiết để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của mình sang đất phi nông nghiệp hoặc đất thổ cư.

Thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

2. Thẩm quyền và điều kiện cấp phép dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp

2.1. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư cần được ai cho phép?

Theo Luật Đất Đai, để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì những cá nhân, đơn vị có thẩm quyền cho phép chuyển đổi gồm có:

- Đối với tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất, giao đất và cho phép tổ chức có thể chuyển đổi được mục đích sử dụng đất.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho thuê đất, giao đất hoặc cho phép cá nhân, hộ gia đình có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Xem thêm: Đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp và những thông tin quan trọng

2.2. Những điều kiện để được cấp phép dựng tạm nhà tôn trên đất nông nghiệp

Để có thể được cấp phép dựng nhà tôn tạm trên đất nông nghiệp, công trình này cần nằm trong khu vực đã quy hoạch điểm dân cư nông thôn và quy hoạch chi tiết xây dựng. Công trình nhà tôn này cũng cần phù hợp với mục đích đầu tư và mục đích sử dụng đất.

Tiếp đến, nhà tôn được xây dựng cần đảm bảo an toàn cho công trình cũng như các công trình xung quanh khác và đảm bảo các yếu tố về môi trường, hạ tầng kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, có hành lang bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng…

Đảm bảo an toàn khi xây dựng nhà tôn
Đảm bảo an toàn khi xây dựng nhà tôn

Bên cạnh đó, hồ sơ thiết kế của nhà tôn cần đáp ứng được đúng với quy định và phù hợp với quy mô, thời gian thực hiện công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh quy định.

Nếu thời hạn tồn tại của nhà tôn, nhà tạm hay các công trình khác ghi trong giấy phép xây dựng đã hết hạn thì chủ đầu tư cần cam kết tự phá dỡ công trình đó và các phần công trình phát sinh không yêu cầu bồi thường.

Điều kiện cuối cùng, các giấy phép xây dựng cấp cho các nhà tạm, nhà tôn, nhà chòi chỉ cấp cho từng công trình hay nhà ở riêng kẻ, không cấp theo dự án hay từng giai đoạn.

2.3. Xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Khi xây dựng nhà tạm, nhà tôn, nhà chòi trên đất nông nghiệp, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau: Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất (điền theo mẫu có sẵn); Nếu chuyển mục đích một phần thửa đất cần có bản trích đo bản đồ địa chính; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2 bản chính bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng công trình nhà tạm. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này, bạn nộp hồ sơ lên cấp cơ quan có thẩm quyền nơi mảnh đất thuộc địa giới hành chính để xét duyệt.

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà tạm
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà tạm

3. Xử phạt đối với sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích bao nhiêu?

Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP tại Điều 6 quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực sử dụng đất đai đối với trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp nhưng chưa thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định và khắc phục hậu quả.

3.1. Mức phạt hành chính

Nếu cá nhân, tổ chức chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép với diện tích đất dưới 0,5 héc ta, mức xử phạt cho trường hợp này sẽ là phạt tiền từ 10 triệu tới 20 triệu đồng.

Trường hợp cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng nếu chuyển đổi mục đích trái phép với diện tích đất đất dưới 0,5 héc ta cho đến dưới 0,3 héc ta.

Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép diện tích đất lớn hơn 03 héc ta và sai mục đích sử dụng sẽ bị phạt hành chính từ 30 triệu tới 50 triệu đồng.

Phạt hành chính nếu sử dụng đất sai mục đích
Phạt hành chính nếu sử dụng đất sai mục đích

3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Sau khi bị xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà trên đất nông nghiệp khi chưa được cấp phép sẽ buộc phải khôi phục lại nguyên trạng của đất như ban đầu, nếu không thực hiện sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc người sở hữu phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đó, đồng thời buộc nộp lại những lợi ích do thực hiện hành vi vi phạm vì đây là lợi ích bất hợp pháp.

Vì vậy, nếu các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất hay tự ý sử dụng đất trái với mục đích sử dụng thì sẽ có thể bị phạt hành chính theo mức phạt đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, công trình đó sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ và khôi phục tình trạng ban đầu của mảnh đất đó để khắc phục hậu quả, đồng thời nếu có số lợi đã đạt được khi sử dụng đất trái quy định thì sẽ bị thu lại.

Hy vọng qua bài viết này của raonhanh365, bạn đã biết được dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có bị xử phạt hay không và một số thông tin cần thiết khác. Tóm lại, nếu nhà tôn được xây dựng với mục đích phục vụ, hỗ trợ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi, trông nom cây trồng phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ được phép thực hiện. Ngược lại, nếu nhà tôn được dựng với mục đích để ở và không phục vụ cho nông nghiệp thì sẽ bị xử phạt hành chính và khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng đất ban đầu nếu không xin cấp phép xây dựng hay chuyển đổi đất.

Mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người dân sẽ được đền bù và hỗ trợ thỏa đáng khi bị thu hồi đất. Click bài viết dưới đây để biết được mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp nhé!

Mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

Tin tức liên quan

1 nền đất bao nhiêu m2? Hạn mức đất cấp sổ đỏ ở từng địa phương

1 nền đất bao nhiêu m2? 1 nền đất bao nhiêu m2 thì đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ? Tham khảo quy định về diện tích đất tối thiểu được cấp sổ đỏ.

Sổ hồng đất thổ cư và những thông tin mà bạn nên bỏ túi

Bạn muốn tìm hiểu thông tin về sổ hồng đất thổ cư? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây để cùng làm rõ về khái niệm, đặc điểm, vai trò của giấy tờ này nhé!

Theo bạn thì đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không?

Hiện nay, nhiều người có nhu cầu sử dụng đất đai rất lớn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vậy theo bạn thì đất rừng sản xuất có lên thổ cư được không?

Lên đầu