CHI TIẾT TIN TỨC

Bugi có tác dụng gì? Các cách kiểm tra bugi xe máy?

03-12-2022 07:49

Bugi là một mảnh ghép không thể thiếu trong một chiếc xe máy. Có thể nói, bugi chính là quả tim của một chiếc xe. Vậy bugi các tác dụng gì? Khi nào thì biết bugi bị hỏng? Chúng ta hãy cũng nhau ngồi uống trà tìm hiểu về bugi nhé!

1. Bugi xe máy là gì?

Bugi xe máy, có thể được đọc trong tiếng anh là Spark-plug, đây là một chi tiết rất quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ loại xe nào, kể cả xe tự động hay xe bán tự động. Thông thường, bugi sẽ được đặt ở ví trí phía dưới gầm xe, ở giữa 2 yếm trước của xe máy. Đây là một ví trí dễ dàng tháo lắp đối với xe số, tuy nhiên rất khó tìm đối với xe ga. Do vậy, đối với xe ga, muốn tháo và lắp bugi, người dùng cần phải tháo yếm xe.

Bugi xe máy là gì
Bugi xe máy là gì

2. Tác dụng của bugi xe máy

2.1. Tác dụng chung của bugi xe máy

Bugi xe máy thực chất là một bộ phận phát điện, cung cấp các tia lửa điện hồ quang, được dùng để đốt cháy hỗn hợp nguyên liệu cùng với không khí được nén ở áp suất cao khiến cho động cơ xe máy có thể hoạt động. Nếu động cơ xe không thể khởi động, nguyên nhân chính là do lỗi của bugi xe máy.

Từ đó, ta có thể thấy tác dụng chính của bugi là phát ra tia lửa điện từ hai điện cực, bao gồm cả cực trung tâm và cực bên nối mát.

Theo như những người sửa xe lâu năm, bugi xe máy chính là cửa ngõ của động cơ. Do vậy, thông qua bugi người sửa xe có thể dễ dàng chẩn đoán các bệnh liên quan đến xe máy.

2.2. Tác dụng về mặt cấu tạo của bugi xe máy

Để có thể hiểu và biết tác dụng thật sự của chiếc bugi, người sử dụng cần phải hiểu và nắm rõ cấu tạo chi tiết của một chiếc bugi xe máy. Theo công nghệ hiện nay, bugi xe máy được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính đó là điện cực, vỏ cách điện và khoảng trống. Để hiểu sâu hơn về từng bộ phận, chúng ta sẽ đi vào chi tiết như sau:

2.2.1. Điện cực của bugi xe máy

Điện cực chính là nơi mà tia lửa điện được tạo ra, đây cũng chính là nơi bắt nguồn để có thể khiến các bộ phận khác trong xe có thể hoạt động. Vì vậy, để giúp xe có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nhiệt, nhà sản xuất đã sử dụng các chất liệu có độ bền cơ học cực cao, khả năng chống ăn mòn cực tốt.

Theo công nghệ phổ biến hiện nay, để có thể giảm chi phí và tăng tính hiệu quả của vật liệu, nhà sản xuất đã sử dụng vật liệu để tạo lõi điện cực này được kết cấu bằng đồng. Còn phần đầu cực, nơi dùng để phóng tia lửa điện, người ta sẽ sử dụng từ những hợp kim như Niken, Crom, Silicon hay Manga.

Điện cực của bugi xe máy
Điện cực của bugi xe máy

2.2.2. Vỏ cách điện của bugi xe máy

Để có thể chịu được một lượng nhiệt cực lớn được phóng ra từ đầu cực, các nhà sản xuất đã sử dụng nguyên liệu tạo nên vỏ cách điện có độ bền cực tốt.

Đối với vỏ cách điện, nhà sản xuất sẽ sử dụng nguyên liệu từ nhôm oxit (Al2O3) có tác dụng không để dòng điện cao áp có thể rò rỉ ra bên ngoài. Với các ưu điểm của nhôm oxit, vỏ cách điện của bugi đã có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chống được sự ăn mòn và chịu được áp suất nén cực lớn.

Không những vậy, ở trên thân của vỏ cách điện bugi còn được nhà sản xuất tạo ra những nếp nhăn sóng thiết kế gần về phía đầu bugi (số lượng nếp nhăn sóng sẽ dao động từ 4 – 5 nếp nhăn). Việc tạo ra những nếp nhăn này cực kỳ quan trọng, nó sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa phóng điện áp cao từ phía đầu bugi xuống phần kim loại. Không những vậy, nó còn có tác dụng làm giảm hiệu quả đánh lửa ở trong buồng đốt của động cơ.

Vỏ cách điện của bugi xe máy
Vỏ cách điện của bugi xe máy

2.2.3. Dung tích khoảng trống của bugi xe máy

Dung tích khoảng trống của bugi xe máy thực chất chính là khoảng không không gian giữa hai điện cực. Khi mà khoảng không gian ở khu vực này càng lớn thì khả năng tản nhiệt của bugi sẽ càng kém đi và ngược lại. Do vậy, nhà sản xuất đã chia bugi làm 2 loại là bugi nóng và bugi lạnh, cụ thể:

Ở bugi nóng của xe máy, bugi sẽ có khả năng tản nhiệt chậm, điều này rất dễ khiến bugi bị nóng lên. Do vậy, nhà sản xuất đã lắp đặt vào các động cơ có tỷ số nén thấp, có tốc độ động cơ không cao. Từ điều này, bugi sẽ được lắp vào các loại xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy trong quãng đường ngắn và chịu trọng tải nhẹ. Thông thường, bugi nóng sẽ được lắp vào xe số hay xe ga, ở các loại có phân khối nhỏ.

Đối với bugi lạnh, bugi sẽ có khả năng tản nhiệt nhanh, rất dễ làm nguội. Điều này sẽ được ứng dụng trong động cơ có độ nén cao, có tốc độ động cơ chạy ở tốc độ cao, thường xuyên chạy ở quãng đường dài, chịu trọng tải nặng. Bugi lạnh sẽ được lắp vào những xe phân khối lớn, xe tay côn, loại xe đi đường trường.

Từ đó, ta có thể thấy mỗi loại động cơ khác nhau sẽ phải chọn lựa các loại bugi khác nhau. Thông thường, các nhà sản xuất chọn lựa bugi dựa trên tiêu chuẩn dải nhiệt độ. Dải nhiệt độ sẽ thể hiện mức độ bugi phải làm việc thường xuyên trong điều kiện nhiệt độ đó. Do vậy, việc lắp bugi vào đúng từng loại xe rất quan trọng, nó sẽ phát huy tối đa hiệu quả, cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết bên trong xe.

3. Các lỗi thường gặp khi bugi xe máy bị hỏng

3.1. Bugi bị muội đen

Hiện tượng bugi bị đen hay bị muội đen rất dễ quan sát bằng mắt thường. Khi bạn tháo bugi, bạn dễ dàng nhận ra đầu sứ bị dính bụi mịn hay một lớp dầu.

Để có thể sửa chữa được lỗi này, bạn hoàn toàn có thể ngâm bugi vào xăng, rồi lau bằng vải sạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều này không hiệu quả, bạn cần thay bugi mới.

Bugi bị muội đen
Bugi bị muội đen

3.2. Không đánh lửa ở bugi

Hiện tượng không đánh lửa ở bugi xuất hiện thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Thông thường, nguyên nhân chính khiến bugi không đánh lửa là do lớp bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên các điện cực hay do dòng điện từ tua bi đánh lửa làm lệch hướng, điều này khiến hoạt động của bugi kém hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm các loại bugi tương thích. Trong trường hợp không tháo được bugi, bạn hoàn toàn có thể mang đến các tiệm sửa chữa xe gần nhất.

3.3. Tình trạng bugi xe máy bị ướt

Đây là tình trạng vô cùng phổ biến thường gặp ở các loại xe, đặc biệt là khi đi xe dưới trời mưa hay đi đường bị ngập úng, điều này dễ khiến xe bị chết máy. Nguyên nhân chính là do bugi bị ướt, khiến bugi không thể hỗ trợ nguồn điện trong quá trình phát ra tia lửa điện.

Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn cần có bộ đồ nghề chuyên dụng, kiểm tra hệ thống dây cáp hay bộ bin, nếu các bộ phận này bị hư hỏng cần kịp thời thay mới.

3.4. Nhả nhiều khói đen

Trong quá trình đi xe máy, nếu người dùng phát hiện pô bị nhả nhiều khói đen, cần kiểm tra bugi ngay lấp tức, rất có thể bugi bị đen hay bị khô, hoặc bị lỗi. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này chính là lượng nguyên liệu vào nhiều hơn so với không khí ở buồng đốt, hoặc bộ phận lọc gió của xe máy bị kẹt.

Để khắc phục tình trạng này, người dùng có thể thay bugi mới, chỉnh sửa tỷ lệ lọc gió và nguyên liệu ở trong buồng đốt.

Khi xe nhả nhiều khói, cần thay bugi mới
Khi xe nhả nhiều khói, cần thay bugi mới

3.5. Xe máy bị khó nổ và có mùi két

Nếu người dùng gặp tình trạng không nổ được xe nhưng lại xuất hiện khói xanh ở pô xe, lúc này bạn cần kiểm tra bugi một cách nhanh chóng. Dấu hiệu này đã cho thấy dầu đã bị lọt vào xi lanh và bị đốt, tạo nên các muội bám ở bugi, cản trở quá trình đánh lửa, khiến bugi bị hỏng.

Người dùng nên chú ý kiểm tra bộ phận xéc măng và van để tránh tình trạng dầu lọt vào trong xi lanh.

3.6. Cực tâm của bugi bị mòn

Hiện tượng này xảy ra khi bugi có lượng nhiệt không phù hợp, thời gian đánh lửa sớm, không đủ lượng dầu bôi trơn động cơ. Lúc này, người dùng cần thay bugi mới, kiểm tra các bộ phận chế hòa khí, dầu trong động cơ và bộ phận làm mát.

Cực tâm của bugi bị mòn
Cực tâm của bugi bị mòn

Trên đây chính là toàn bộ thông tin của bugi xe máy. Đọc đến đây, chắc các bạn đã hiểu bugi có tác dụng gì và cách khắc phục khi bugi bị hỏng hóc. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về xe máy trong các bài đăng tiếp theo.

Nên mua xe ô tô máy xăng hay dầu? Đáp án của bạn là gì?

Thông thường, xe ô tô sẽ chạy bằng 2 loại: máy xăng hoặc máy dầu. Do vậy, khi mua ô tô, chúng ta sẽ chọn loại nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nên mua xe ô tô máy xăng hay dầu đáp án của bạn là gì

Tin tức liên quan

Có nên mua đất rừng sản xuất? Tiềm năng của đất rừng sản xuất là gì?

Có nên mua đất rừng sản xuất là một cụm từ đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy đọc bài viết để hiểu lý do tại sao cần mua loại đất này nhé!

Bản hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Các giấy tờ cần có của hợp đồng

Bản hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Tại sao cần có hợp đồng mua bán nhà đất? Chúng ta hãy cùng nhau tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau!

Hướng dẫn cách bảo quản máy ảnh kỹ thuật số đúng cách

Cách bảo quản máy ảnh kỹ thuật số như thế nào để máy ảnh có thể bền lâu? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau để biết cách bảo quản máy ảnh nhé!

Lên đầu