Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Để một chiếc laptop có thể hoạt động hiệu quả, chúng cần sự phối hợp giữa cả phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, tốc độ hoạt động và chất lượng thực hiện yêu cầu từ người dùng lại phụ thuộc phần lớn từ phần cứng (hardware). Vậy phần cứng laptop là gì? Phần cứng bao gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận được thể hiện ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của bạn.
Phần cứng laptop hay laptop hardware là các thành phần vật lý mà một hệ thống máy tính cần có để duy trì hoạt động. Nó bao gồm các thành phần hữu hình trên một bảng mạch hoạt động trong máy tính xách tay như bo mạch chủ, card đồ họa, CPU, quạt thông gió, webcam, bộ nguồn,...Mặc dù thiết kế phần cứng khác nhau giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay do sự khác biệt về kích thước của chúng, tuy nhiên chúng đều có những thành phần cốt lõi giống nhau.
Nếu không có phần cứng, sẽ không có cách nào để chạy phần mềm thiết yếu như hệ điều hành, trình duyệt internet, tài liệu xử lý văn bản,...và làm cho máy tính trở nên có ích.
Mặc dù máy tính chỉ hoạt động khi cả phần mềm và phần cứng đều hoạt động nhưng thực tế thì tốc độ của hệ thống sẽ phụ thuộc phần nhiều vào phần cứng.
Xem thêm: Cách chia sẻ màn hình điện thoại lên laptop. Tưởng khó nhưng lại cực dễ
Đây là các phần có chức năng xử lý hoặc lưu trữ, chúng được cung cấp và hướng dẫn bởi một hệ điều hành, bao gồm:
Bo mạch chủ chính là trung tâm của mọi hoạt động trong máy tính, nó chưa CPU và là nơi mà tất cả các phần cứng khác chạy qua trong quá trình hoạt động. Bo mạch chủ hoạt động như một bộ não, chúng phân bổ nguồn điện đến những nơi cần thiết, giao tiếp và phối hợp các thành phần khác với nhau. Chính những vai trò này đã biến nó trở thành một trong những phần cứng quan trọng nhất trong máy tính.
Khi chọn bo mạch chủ, điều quan trọng là phải kiểm tra xem nó được sử dụng cho cổng phần cứng nào. Kiểm tra xem chúng có bao nhiêu cổng USB và nó thuộc loại nào (USB 2.0, 3.0, 3.1), cũng như những cổng hiển thị nào đang được sử dụng (HDMI, DVI, RGB) và số lượng mỗi cổng là bao nhiêu. Các cổng trên bo mạch chủ cũng giúp bạn xác định phần cứng nào sẽ tương thích với máy tính của bạn.
Mặc dù bo mạch chủ chỉ là một bộ phận của mạch điện, nhưng nó lại là nơi chứa một trong những bộ phận phần cứng quan trọng nhất là bộ vi xử lý.
CPU là viết tắt của Central Processing Unit, nó được biết đến là bộ xử lý trung tâm của tất cả các máy tính. Nó chịu trách nhiệm xử lý tất cả các thông tin từ các chương trình do máy tính của bạn đang chạy. Tốc độ xử lý thông tin của CPU được đo bằng gigahertz (GHz). Điều này có nghĩa, một bộ xử lý trung tâm có GHz càng cao thì càng hoạt động nhanh nhạy và mượt mà hơn.
RAM là thuật ngữ được viết tắt của Random Access Memory có nghĩa là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Đây là phần cứng được tìm thấy trong các khe cắm bộ nhớ mạch chủ. Vai trò của RAM là lưu trữ tạm thời thông tin trực tuyến do các chương trình tạo ra và giúp dữ liệu này có thể truy cập được ngay lập tức. Các tác vụ yêu cầu của RAM bao gồm: kết xuất hình ảnh cho thiết kế đồ họa, video hoặc hình ảnh đã chỉnh sửa, đa tác vụ với nhiều ứng dụng đang mở như vừa chạy phần mềm trò chơi trên màn hình vừa chạy phần mềm chat online.
Ổ cứng là thiết bị lưu trữ có nhiệm vụ lưu trữ thông tin tạm thời và vĩnh viễn. Dữ liệu này có nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản là bất cứ thứ gì được lưu hoặc cài đặt vào máy tính như các chương trình máy tính, hình ảnh, hệ điều hành, tài liệu,...
Có hai loại ổ cứng:
Ổ đĩa cứng truyền thống (HDD): nó hoạt động bằng cách ghi lại dữ liệu nhị phân lên các đãi từ quay được gọi là đĩa cứng quay với tốc độ cao.
Ổ đĩa trạng thái rắn mới (SSD): nó lưu dữ liệu bằng cách sử dụng chip nhớ flash tĩnh.
GPU là thuật ngữ được viết tắt của Graphics Processing Unit. Đơn vị xử lý đồ họa GPU có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kết xuất 3D. GPU thực hiện đúng như tên gọi của nó là xử lý hàng loạt các dữ liệu đồ họa khổng lồ. Bạn sẽ dễ dàng thấy rằng card đồ họa của máy tính đều có ít nhất một GPU.
Trái ngược với khả năng đồ họa trên bo mạch cơ bản mà bo mạch chủ PC cung cấp, các card đồ họa chuyên dụng giao tiếp với bo mạch chủ thông qua một khe cắm mở rộng để hoạt động hầu như chỉ trên kết xuất đồ họa. Điều này có nghĩa, nếu bạn muốn tăng thêm hiệu suất từ PC, bạn có thể nâng cấp card đồ họa của mình.
Ngoài ra, không chỉ có chức năng hiển thị, các GPU hiện đại còn đáp ứng một khối lượng công việc tính toán quy mô lớn. Điều này làm cho chúng trở thành một phần mở rộng cho đơn vị xử lý trung tâm.
PSU là viết tắt của Power Supply Unit, được biết đến là bộ cấp nguồn hay bộ cấp điện, vai trò nổi bật nhất là cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động cho máy tính. Đây là nơi mà điện đi vào hệ thống từ nguồn điện bên ngoài, sau đó được bo mạch chủ phân bổ cho các phần cứng riêng lẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ nguồn đều được sản xuất giống nhau. Nếu không có PSU với công suất phù hợp, hệ thống của bạn sẽ không thể hoạt động được.
Một máy tính hiện đại phổ biến hiện nay sẽ cần một PSU có công suất từ 500W đến 850W để cung cấp năng lượng hiệu quả cho tất cả các phần cứng. Còn kích thước của PSU sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức tiêu thụ điện năng của hệ thống. Bên cạnh đó, máy tính chuyên được sử dụng cho các tác vụ như thiết kế đồ họa hay chơi game sẽ có những yêu cầu cao hơn. Do đó sẽ cần một PSU lớn hơn để đáp ứng nó.
Ngoài ra, nếu không có lượng điện phù hợp thì các thành phần cũng không thể chạy hiệu quả, máy tính của bạn có thể sẽ gặp vấn đề ngay lập tức và không thể chạy được. Bạn nên lựa chọn bộ nguồn phù hợp và tương thích với hệ thống, đồng thời nó còn phải có khả năng nâng cấp lên các thành phần mạnh hơn trong tương lai.
Ngoài ra, các thành phần khác như nguồn điện, bóng bán dẫn, cổng USB và chip cũng thuộc phần cứng bên trong.
Xem thêm: Có nên mua laptop 2 trong 1 không? Lựa chọn theo nhu cầu của bản thân
Đây là những phần được gắn thêm vào để nâng cao chức năng. Chúng cũng được gọi là các thành phần ngoại vi, chúng được kết nối từ bên ngoài vào máy tính để thực hiện các chức năng đầu vào hoặc đầu ra, hướng dẫn cho phần mềm tiếp nhận dữ liệu và hiển thị kết quả.
Con chuột: Thiết bị con trỏ cầm tay, dùng để điều khiển con trỏ trên màn hình tương tác với máy tính, thực hiện các thao tác và yêu cầu từ người dùng. Con chuột có thể có dây hoặc không dây.
Bàn phím: Đây là thiết bị nhập dữ liệu có bộ phím QWERTY tiêu chuẩn, cho phép người dùng nhập văn bản, số liệu.
Micro: Thiết bị truyền sóng âm thanh dựa trên tín hiệu điện và hỗ trợ giao tiếp âm thanh dựa trên máy tính.
Camera: Bộ phận ghi lại hình ảnh trực quan và truyền đến thiết bị máy tính, hoặc thông qua máy tính tới các thiết bị mạng.
Bàn di chuột: Đây là phần tích hợp riêng cho máy tính xách tay, để hỗ trợ người dùng điều khiển con trỏ chuột mà không cần đến thiết bị chuột cầm tay. Điều này giúp cho máy tính xách tay gọn nhẹ và dễ sử dụng hơn khi không cần phải mang theo nhiều thiết bị.
Ổ đĩa USB: Đây là một thiết bị lưu trữ bên ngoài, có thể được tháo rời, sử dụng bộ nhớ flash và giao tiếp với máy tính thông qua cổng USB.
Thẻ nhớ: Đây là một loại phương tiện lưu trữ bên ngoài, được dùng để lưu trữ các thông tin hoặc tệp dữ liệu.
Màn hình: Đây là một thiết bị đầu ra tương tự như tivi, nó có chức năng hiển thị thông tin, hình ảnh do máy tính tạo ra.
Máy in: Thiết bị kết xuất dữ liệu trên máy tính thành vật liệu in.
Loa: Thiết bị đầu ra âm thanh kết nối với máy tính để tạo âm thanh đầu ra ở một phạm vi rộng.
Tai nghe: Tương tự như loa nhưng thiết bị này chỉ truyền âm thanh qua đường dẫn thiết bị đến một người nhất định có kết nối.
Bạn đã biết phần cứng laptop là gì chưa? Nói chung, phần cứng chính là tất cả thành phần vật lý hữu hình mà bạn có thể nhìn thấy trên một chiếc laptop, tất cả các thành phần cấu tạo có thể nhìn được, sờ được để hình thành nên nó. Hiểu về máy tính và các phần cứng của nó là việc rất hữu ích khi bạn cần nâng cấp hoặc thay thế bất kỳ bộ phần nào. Mong rằng bài viết này của raonhanh365.vn đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.
Khi mua laptop cần lưu ý những gì? Brand lớn có xịn như lời đồn?
Khi mua laptop cần lưu ý những gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi muốn lựa chọn laptop cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn laptop vừa chất lượng, vừa phù hợp với bản thân. Truy cập ngay bài viết này để được hướng dẫn nhé!
Đất vi bằng là loại đất gì? Đất vi bằng có xây nhà được không và có cần xin giấy phép cho việc sử dụng loại đất này hay không? Giải đáp nhanh các câu hỏi tại đâ
Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp khái niệm về option của xe hơi là gì cũng như cách lựa chọn option cần thiết cho xe của bạn, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Bạn đang muốn tìm hiểu các điều cần kiêng kỵ khi làm cửa nhà? Hãy cùng chúng tôi nắm rõ trong nội dung được bật mí bên dưới đây để có câu trả lời nhé.