CHI TIẾT TIN TỨC

Nên xây nhà cao bao nhiêu - Nguyên tắc xây dựng nhà cửa hợp lý

18-08-2022 11:41

Trước khi tiến hành thi công một bản vẽ công trình, đặc biệt là đối với các công trình xây dựng nhà cửa, ngoài việc chú ý đến các yếu tố về mặt kỹ thuật xây dựng, quá trình thi công thì việc xác định được chiều cao của căn nhà cũng rất cần thiết. Vậy nên xây nhà cao bao nhiêu là hợp lý? Các nguyên tắc và quy định cần nắm rõ trong việc xây dựng nhà cửa là gì? Raonhanh365.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ngay nhé.

1. Những thông tin cơ bản về chiều cao nhà

Việc tính tính toán chiều cao nhà cửa là điều vô cùng cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến cấu trúc thẩm mỹ của ngôi nhà và đặc biệt là ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến các yếu tố phong thủy của căn nhà. Do vậy cần xác định được chiều cao nhà hợp lý và cân đối.

Những thông tin cơ bản về chiều cao nhà
Những thông tin cơ bản về chiều cao nhà

Chiều cao nhà là gì? Chiều cao nhà là khoảng cách được tính từ nền nhà tầng này đến trần nhà của tầng đó. Mỗi tầng thì sẽ có những kích thước khác nhau tùy theo diện tích đất, yêu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ mà sẽ có những lựa chọn khác nhau cho từng căn nhà. 

Xác định được chiều cao của nhà ở sẽ giúp chúng ta có thể tiến hành việc xây dựng một cách chắc chắn; xác định được độ cao phù hợp giúp căn nhà trở nên thoáng đãng, rộng rãi đồng thời thể hiện được cấu trúc cân đối, hài hòa về mặt tổng thể cũng như mặt thẩm mỹ của căn nhà. 

Việc xác định chiều cao hợp lý cho căn nhà cũng giúp giảm thiểu được các chi phí xây dựng, chi phí thiết lập hệ thống các phòng. 

Tuy nhiên, ngược lại nếu không xác định được chiều cao hợp lý cũng sẽ gây ra những việc gây khó chịu cho người ở rất lớn. Đó là cảm giác bí bách, ngột ngạt và đôi khi còn dễ xảy ra những va chạm do trần nhà quá thấp.

Xem thêm: Top 8 cách hút tài lộc vào nhà cực hiệu quả giúp gia đình thăng hoa

2. Cách xác định chiều cao nhà cửa hợp lý

Việc xác định chiều cao của nhà cửa được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. 

2.1. Xác định chiều cao dựa theo các quy định của pháp luật 

Chiều cao nhà theo quy định của pháp luật
Chiều cao nhà theo quy định của pháp luật

Pháp luật đã có những quy định về chiều cao của nhà cửa khi tiến hành xây dựng như sau: 

- Độ cao từ mặt sàn tầng này đến mặt sàn tầng kế tiếp là 3m 

- Từ các tầng tiếp theo trở nên, độ cao tối đa từ mặt sàn tầng này đến mặt sàn tầng khác là 3,4m 

- Độ cao của sàn nhà tối đa là 3,5m, được tính từ khoảng cách vỉa hè đến ban công.

- Trong trường hợp gia chủ không xây thêm tầng lửng thì đường lộ giới sẽ là 3,5m trở xuống và độ cao sàn nhà tối đa là 3,8m.

- Nếu đường lộ giới cao hơn 3,5m nhưng độ cao sàn nhà tối đa là 5m thì gia chủ được bố trí thêm tầng lửng.

- Với trường hợp được xây thêm tầng lửng khi mà đường lộ giới cao hơn 20m và độ cao tối đa là 7m.  

2.2. Xây dựng chiều cao nhà theo phong cách kiến trúc

Đối với một số người đam mê các phong cách kiến trúc khác nhau sẽ lựa chọn những thiết kế nhà ở khác nhau.

- Đối với phong cách kiến trúc hiện đại: thiết kế này sẽ không quá cầu kì, các trần nhà thường rất cao, độ cao của tầng 1 thường sẽ từ 3,7m - 3,9m, các tầng còn lại sẽ dao động từ 3,3m - 3,6m. 

- Với phong cách kiến trúc tân cổ điển: Chiều cao các tầng sẽ được xác định theo thứ tự từ tầng một lên tầng cuối là 3,9m- 3,6m ( các tầng giữa ) và tầng cuối sẽ là 3,3m. 

- Kiến trúc cổ điển Pháp. Đây là kiến trúc tương tự với bản kiến trúc cổ điển. 

- Theo kiến trúc dinh thự vào lâu đài: Chiều cao tầng 1 sẽ được quy định là 4m, các tầng còn lại sẽ dao động từ 3,3m - 3,6 m. 

2.3. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của gia chủ

Vấn đề nhà cửa nên xây cao hay không cùng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của gia chủ. Nếu kinh phí không đáp ứng đủ điều kiện cho phép tiêu chuẩn, căn nhà sẽ cao từ 2,4 - 2,7m. Với phòng tiêu chuẩn sẽ cao từ 3m - 3,3m. 

2.4. Chiều cao tùy thuộc theo tính năng sử dụng của mỗi phòng.

Chiều cao theo hệ thống từng phòng
Chiều cao theo hệ thống từng phòng

Mỗi một căn phòng trong ngôi nhà của gia chủ sẽ có những tính năng và vai trò khác nhau tùy theo sự bố trí và mục đích của căn phòng.

- Đối với phòng khách: nơi thoáng đãng, rộng rãi để tiếp đón khách và cần một khoảng không gian rộng nên chiều cao phù hợp sẽ từ 3,8m - 5m.

- Đối với phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc cần không gian ấm áp, đảm bảo sự tiện lợi, tập trung thì chiều cao sẽ dao động từ 3m - 3,3m.

- Đối với những không gian là chỗ chưa nhue kho, nơi đề xe thì chiều cao hợp lý sẽ từ 2,4m - 2,7m. 

2.5. Xây dựng chiều cao nhà cửa theo phong thủy

Phong thủy là yếu tố được nhắc đến trong hầu hết các vấn đề trong đời sống của con người. Các vấn đề này bao gồm cả việc xây dựng nhà cửa. Từ khâu xem tuổi, lựa chọn hướng nhà, cách bày trí đồ đạc…. Và cả việc lựa chọn chiều cao nhà cửa như thế nào cho hợp lý cũng là điều mà gia chủ quan tâm. 

Chiều cao theo phong thủy
Chiều cao theo phong thủy

Theo phong thủy việc xây dựng chiều cao các tầng nhà hợp lý sẽ đem lại sự may mắn, tài lộc, sức khỏe và mọi điều tốt lành cho cả gia đình. Chiều cao nhà sẽ được xác định như sau: 

- Đối với các phòng có diện tích từ 30m2 trở nên chiều cao tương ứng sẽ từ 3,25m- 4,1m.

- Đối với các phòng có diện tích dưới 30m2 thì chiều cao phải lớn hơn hoặc bằng 3,15m. 

Việc xây dựng chiều cao nhà ở theo phong thủy như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tuyến thở của gia chủ, mọi điều may mắn sẽ ghé thăm. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách treo gương bát quái trước nhà hóa giải điềm dữ

3. Những lưu ý khi xác định chiều cao nhà cửa 

Như raonhanh365 đã nói ở trên việc xác định được chiều cao của nhà ở cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình, kết cấu nhà cửa và cả sự an toàn của gia chủ. 

Những điều cần lưu ý khi xác định chiều cao căn nhà
Những điều cần lưu ý khi xác định chiều cao căn nhà

- Xem xét kỹ lưỡng cấu trúc, kết cấu; thực hiện nghiên cứu các thiết kế nhà cửa để lựa chọn kiểu dáng nhà ở tốt nhất, đảm bảo được độ cao hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày của các thành viên được tiện lợi và thoải mái. 

- Lựa chọn kết cấu và thiết kế chiều cao nhà cửa phù hợp với trị trí đất và kinh tế của gia chủ để tránh gây tình trạng lãng phí hoặc thiếu hụt. Đồng thời chú ý đến không gian của các phòng để lựa chọn xây dựng chiều cao phù hợp. 

- Đặc biệt cần lưu ý đến vấn đề phong thủy, nên xem xét kỹ càng vấn đề này trước khi đưa ra quyết định xây dựng chiều cao hợp lý cho căn nhà để tránh những trường hợp có sự cố lỡ như xảy ra nằm ngoài dự kiến của gia chủ hay các thành viên trong gia đình. 

Xây dựng nhà cửa cao bao nhiêu hay như thế nào là việc của mối người tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng cá nhân. 

Việc nên xây nhà cao bao nhiêu và xây dựng nó như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều đặc điểm và yếu tố liên quan đến sự tồn tại lâu bền của nó. Không thể lựa chọn một cách nhanh chóng để rồi lại phải xây dựng lại vì điều đó sẽ gây ra việc tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó mà gia chủ cần có sự lựa chọn chính xác và kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Bật mí những kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở cần nắm

Phong thủy nhà cửa luôn và vấn đề được lưu tâm khi tiến hành xây dựng nhà cửa. Vậy những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở mà gia chủ cần chú ý là gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé. 

Những kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở

Tin tức liên quan

Mệnh mộc nên trồng cây gì trước nhà? Giải đáp phong thủy

Người mệnh Mộc nên trồng cây gì trước nhà? Cây cảnh hợp với người mệnh Mộc. Trồng cây gì trước nhà? Những cây cảnh nên trồng trước nhà theo phong thủy.

Có nên mua đất phi nông nghiệp không? Cách phân loại chúng

Đất phi nông nghiệp khá phổ biến, gồm nhiều loại tương ứng với cách sử dụng khác nhau. Phân biệt một số đặc điểm giữa đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Giải đáp thắc mắc xe tay ga đi phượt được không?

Bạn thắc mắc không biết xe tay ga đi phượt được không và kinh nghiệm đi phượt bằng xe tay ga như thế nào cho an toàn? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.

Lên đầu