Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Lễ tạ đất gồm những gì luôn là điều mà mỗi gia đình quan tâm mỗi khi có công to việc lớn liên quan tới đất đai như đào ao, xây cất, … Bởi trong tín ngưỡng của người Việt, cúng tạ đất chính là nghi thức linh thiêng và vô cùng quan trọng. Việc làm này thể hiện rõ sự tôn kính và cảm tạ Thổ Công cai quản đất đai đã phù trợ cho gia chủ suốt một năm qua. Mặc dù rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết lễ tạ đất gồm những gì?
Để chuẩn bị một buổi lễ cúng tạ đất đầy đủ, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ thì chúng ta hãy cùng raonhanh365 khám phá tại bài viết này nhé.
Để biết được lễ tạ đất gồm những gì thì trước tiên bạn cần hiểu rõ bản chất của lễ cúng này là gì và ý nghĩa tâm linh mà lễ cúng tạ mang tới.
Năm hết để đón chào một năm mới sang, tín ngưỡng dân gian nước ta thường có rất nhiều tiệc lễ khác nhau cần làm. Một trong số đó chính là lễ cúng tạ đất với ý nghĩa chính là tạ ơn vị Thần Đất cai quản mảnh đất nơi gia chủ sinh sống suốt một năm qua đã phù hộ, mang may mắn về, đẩy tai ương đi xa.
Đây là một nghi lễ dân gian có tên gọi quen thuộc là Lễ tạ đất hay Lễ tạ ơn Thổ Thần/Thổ Địa. Lễ cúng này thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm hoặc cũng có thể cúng tạ đất vào đầu năm. Kèm theo đó, nội dung văn khấn sẽ khác nhau theo thời điểm cúng.
Vậy cúng tạ đất mang tới những ý nghĩa to lớn nào?
Theo quan niệm xa xưa từ thời ông cha để lại và kế tục qua các đời con cháu thì mỗi một mảnh đất chúng ta sinh ra và làm ăn trên đó đều sẽ được một vị thần coi sóc, giữ gìn sự yên bình của mảnh đất. Vì vậy nên gia chủ làm việc gì có liên quan tới mảnh đất cũng phải làm lễ cúng tạ với mục đích là để báo cáo, xin phép vị thần Thổ Địa, đồng thời gửi tới lời cầu mong mọi việc sẽ êm xuôi, thuận lợi.
Việc thực hiện cúng tạ đất chính là cách giúp gia chủ thể hiện được lòng tin, sự thành kính của họ với Thổ Địa cai quản đất. Xét ra, lễ cúng này hoàn toàn không bắt buộc nhưng vì đời sống tâm linh của người Việt ta phong phú, tín tâm cho nên dù có bận rộn thì nhiều nhà vẫn cố gắng làm lễ cúng hoặc có thể kết hợp lễ tạ này với những lễ khác cùng thời điểm như cúng Ông Công ông Táo, Lễ tạ ông bà ông vải khi hết 3 ngày đầu năm mới.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết câu hỏi có nên xây nhà lắp ghép không?
Tùy mục đích cầu cúng của từng gia đình mà thời điểm cúng tạ đất cũng khác nhau. Trong đó, đa số người dân chọn cúng tạ vào hai thời điểm là đầu năm hoặc cuối năm. Vậy ở các thời điểm này, việc cúng tạ đất sẽ chọn thực hiện khi nào là thích hợp?
Một số vùng miền Việt Nam, buổi lễ tạ đất đầu năm thường được làm cùng ngày lễ hóa vàng hoặc làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu (15 Tháng Giêng). Một số vùng ở khu vực miền Trung như Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi thì lễ này sẽ được thực hiện vào tháng 2 âm. Việc cúng tạ đất ở hai dịp đấu - cuối năm này sẽ giúp gia chủ báo cáo lại với Thổ Thần Thổ Địa trên đất về những việc đã làm, cầu xin được phù hợp để bước sang năm mới vạn sự bình an, có nhiều sức khỏe, thuận lợi trong công việc làm ăn, đời sống thịnh vượng, ấm no.
Ngoài ra, cúng tạ đất còn được thực hiện ở những thời điểm khác trong năm khi có sự kiện nào đó liên quan tới đất. Trước khi khởi công sẽ làm lễ tạ đất để vừa như một lời xin phép được tác động tới đất vừa cầu mong thuận buồm xuôi gió.
Một buổi lễ tạ đất diễn ra gồm rất nhiều nghi thức cần làm và các nghi thức cũng khác nhau một chút tùy theo mục đích cúng tạ đất là gì như cúng tạ Thổ Địa cuối năm, đầu năm; cúng tạ đất lên nhà mới, cúng tạ khi sửa nhà, … Vậy hãy xem mỗi phần lễ tạ này sẽ cần chuẩn bị ra sao nhé.
Lễ tạ đất gồm những gì khi lễ tạ cuối năm? Bởi vì là nghi thức được áp dụng nhiều nhất nên đây cũng chính là câu hỏi mà nhận về nhiều sự quan tâm. Nếu chỉ cần làm quả lễ nhỏ thôi thì nên chọn một trong hai thời điểm để cúng tạ. Một là làm vào đúng ngày 23 tháng Chạp, tức lễ tiễn Ông Táo về chầu trời. Hai là làm sau rằm tháng Chạp, trước 23 tháng Chạp.
Thời gian cúng tạ cuối năm có ý nghĩa là báo cáo lại tình hình vận hạn suốt một năm qua của gia đình cũng là lễ tạ ơn sự phù hộ để gia đình bình an tới Thổ Địa.
Nghi thức thực hiện lễ có thể đọc sớ sám hối, tụng kinh. phóng sinh hay bố thí để tạo được nhiều phúc đức.
Đầu năm cúng tạ đất cũng để tạ ơn sự phù hộ của thần linh Thổ địa và cầu mong sẽ có một năm mới được phù hộ để gặp nhiều may mắn, thành công. Thời gian để thực hiện cúng tạ đất thời điểm này thường diễn ra vào ngày rằm Tháng Giêng. Nghi thức thực hiện chúng với nghi thức hóa vàng.
Một số vùng miền có lễ tạ đất được làm vào tháng 2 âm theo truyền thống riêng.
Ngoài hai thời điểm và nghi thức tạ đất trên thì những việc khác liên quan đến đất cát, chúng ta cũng làm lễ tạ đất. Vẫn xuất phát từ mục đích xin phép được sinh sống tại ngôi nhà mới và mong cầu may mắn.
Như cách gọi, gia chủ làm lễ cúng tạ đất để lên nhà mới sau khi gia đình chuyển tới nhà mới để ở do mới mua hoặc mới xây dựng xong. Như vậy, thời gian để làm lễ sẽ phụ thuộc vào thời gian gia chủ lên nhà mới và có xem ngày để chọn ngày đẹp.
Mặc dù không phải là xây dựng nhà mới hay nhận nhà mới, chỉ là sửa sang lại nhà cửa nhưng vẫn phải làm lễ tạ đất. Hiểu đơn giản thì việc sửa nhà có tác động đến Thổ Địa do đó cả thời điểm trước khi sửa và thời điểm sau khi việc sửa nhà hoàn tất, gia chủ cần cúng tạ đất để được chứng giám.
Đa phần các ngôi nhà cần sửa thì đuề cúng tạ nhưng phải là sửa chữa diện rộng, cục bộ. Nếu chỉ sửa sang một chút như chát lại mảnh tường bị bở lớp xi măng cũ hay bàn bếp, sơn lại nhà thì không cần làm lễ tạ. Thường chỉ khi có sự đập phá một phần nhà ra để sửa thì hãy làm lễ cúng tạ đất.
Nêu trên là những bàn luận sâu về việc lễ tạ đất gồm những gì về mặt nghi thức và xác định thời gian thực hiện. Nhưng để cúng tạ, bạn cần sắm sửa lễ như thế nào để lễ lạt đầy đủ? Tiếp theo bên dưới sẽ mách cho bạn cách bày lễ cúng với những đồ lễ quan trọng cần sắm nhé.
Xem thêm: Cúng về nhà mới cần những gì? Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch
Việc mâm lễ có những món đồ lễ nào không có quy định bắt buộc nhất định mà còn tùy thuộc vào quan niệm vùng miền hay điều kiện gia đình gia chủ. Gia chủ có tiền tài rủng rỉnh có thể sắm lễ to với những món đồ lễ phong phú hoặc không dư dả nhiều, việc sắm lễ nhỏ hơn cũng không sao. Chỉ cần đi cùng với lễ là lòng thành và quan trọng hơn hết, các gia đình chuẩn bị được những đồ cơ bản sau đây.
Nhang thơm, một đĩa gạo và một đĩa muối trắng. Đây là những vật lễ hết sức cơ bản thường phải có trong nhiều nghi thức tâm linh. Hoa tươi 10 bông, cắm thành 2 bình đặt cân xứng hai bên quả lễ. Bạn nên chọn hoa màu tươi sáng. Cau 3 quả, nếu còn nằm trong cành dài thì càng giúp lễ mọn tâm thành được bài trí đẹp, cũng nhiều nơi quan niệm phàm những vật lễ tươi và còn cành lá thì thể hiện cho sự sum xuê, tươi tốt, tạo ra điềm tốt. Cùng với cau sẽ là 3 lá trầu to và đều nhau. Cũng từ quan điểm về sự tươi tốt, bạn không nên dùng lá trầu héo úa hay sâu rách, lá già và nhỏ. Hai đĩa trái cây, hai đĩa xôi lớn để cân xứng hai bên ban thờ.
Tiếp theo là lễ mặn, chuẩn bị một con gà luộc, nhớ là không chặt miếng mà bày nguyên cả con. Về trà nước, chuẩn bị 3 chén rượu, 6 lon nước ngọt, 10 lon bia. Đi cùng là 1 gói chè, một bao thuốc lá.
Có thể bày biện một số hộp bánh gói kẹo để lễ đầy đủ.
Có thể dùng đèn thờ hoặc thắp nến. Chỉ cần dùng một trong hai.
Các gia đình thờ cúng theo đạo Phật, lễ cúng được chuẩn bị thường là các đồ lễ vật chay. Do đó mâm lễ có phần đơn giản hơn với chủ yếu là hoa tươi quả ngọt, món ăn chay. Nhang và đèn sẽ được thắp ở bàn thờ Phật.
Làm lễ tại nơi thoáng mát, sạch sẽ. Người làm lễ và những người tham dự sẽ mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề và kín đáo. Dùng văn khấn là Kinh Địa Tạng để cúng tạ.
Như vậy, bài viết đã nêu ra các khía cạnh của tín ngưỡng cúng ta đất của người Việt Nam. Khi đã hiểu lễ tạ đất là gì, nắm bắt lễ tạ đất gồm những gì thì bạn càng cảm nhận được ý nghĩa to lớn mà nghi thức này mang đến cho đời sống tinh thần của chúng ta. Đặc biệt, bài viết cũng rất hữu ích đối với những gia đình còn trẻ, mới được cất nhà hoặc mới có căn nhà đầu tiên dành riêng cho gia đình, chẳng hạn như cặp vợ chồng trẻ.
Tìm hiểu về trích lục đất
Trích lục đất sẽ giúp các hộ gia đình có sự liên quan tới đất đai như đất cạnh nhau, đất được chia tài sản từ bố mẹ, ông bà để lại rõ ràng về diện tích thửa đất, hình dạng đất. Việc trích lục đất với ý nghĩa quan trọng như vậy chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng gia đinh cần làm. Vậy trích lục đất là gì và thủ tục trích lục như thế nào?
Bạn đang muốn tìm hiểu về cách bố trí đồ đạc trong phòng ngủ sao cho hợp lý và thẩm mỹ nhất? Cùng raonhanh365.vn đón đọc bài viết sau để nắm rõ nhé.
Bạn đã biết nhà cấp 4 là nhà như thế nào? Đặc điểm ra sao và có những loại nhà cấp 4 nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vậy căn hộ áp mái là gì? Có những điểm ưu việt gì, tiêu chí ra sao mà thu hút đến vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé.