CHI TIẾT TIN TỨC

Bật mí kinh nghiệm làm nhà homestay đảm bảo kinh doanh hiệu quả

25-08-2022 16:21

Homestay đang là một loại hình lưu trú rất được ưa chuộng hiện nay. Vì thế mà với những địa điểm du lịch nổi tiếng thì kinh doanh homestay sẽ mang đến hiệu quả và lợi nhuận kinh tế cực kỳ tiềm năng. Do vậy mà việc làm nhà homestay sẽ cần được chú trọng để mang đến một không gian lý tưởng cho du khách. Vậy, kinh nghiệm làm nhà homestay là gì? Hãy cùng raonhanh365.vn khám phá kinh nghiệm làm nhà homestay hiệu quả và thu hút qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kinh nghiệm làm nhà homestay cho bạn

Làm nhà homestay đồng nghĩa với việc bạn đã có ý định kinh doanh homestay cho mình. Vì thế mà việc tìm hiểu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho quá trình làm nhà homestay cũng như giảm thiểu được các rủi ro và sự hạn chế nhất định khi xây dựng.

Dưới đây raonhanh365 sẽ chia sẻ về kinh nghiệm làm nhà homestay mà bạn có thể tham khảo cho mình.

Kinh nghiệm làm nhà homestay
Kinh nghiệm làm nhà homestay

1.1. Ý tưởng xây dựng homestay 

Một trong những điều quan trọng khi làm nhà homestay đó là ý tưởng xây dựng. Bởi đây sẽ là yếu tố mang tính mấu chốt để tạo nên hình ảnh homestay của bạn sau khi hoàn thiện trong tương lai.

Hơn hết, thực tế thì loại hình homestay đã trở nên vô cùng quen thuộc với các du khách, đặc biệt là những bạn trẻ. Vì thế mà để việc kinh doanh homestay tốt cũng như thuận lợi thì homestay của bạn cần hội tự được các yếu tố sau: đẹp + dịch vụ tốt + giá hợp lý.

Một homestay đẹp, phù hợp với thị hiếu của khách hàng sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Vì thế mà việc đầu tư cho một ý tưởng xây dựng homestay độc đáo là rất quan trọng. Bởi homestay bây giờ không đơn giản là bạn làm một cái phòng, có giường, tủ, nhà vệ sinh, điều hòa đầy đủ nữa mà nó cần hơn thế. Mọi yếu tố đều cần được sắp xếp theo một cái gu nhất định để đảm bảo tính thẩm mỹ cho mỗi căn phòng trong homestay.

Lên ý tưởng xây dựng
Lên ý tưởng xây dựng

Về ý tưởng xây dựng, bạn cần xây dựng ý tưởng chung cho toàn bộ khu homestay của mình và tiếp theo đó là ý tưởng cho từng khu và từng phòng riêng biệt. Nếu là người có gu thẩm mỹ tốt, nhạy bén với thị hiếu khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng thiết kế cho mình. Cách này sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí làm homestay cho bạn. Còn nếu không thì việc thuê thiết kế để hình thành ý tưởng xây dựng homestay sẽ là điều cần thiết. Và chi phí bạn bỏ ra cũng sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Xem thêm: Phòng trọ homestay là gì và những tiện ích vượt trội

1.2. Kế hoạch xây dựng homestay bài bản

Tiếp theo, để quá trình làm homestay được bài bản và suôn sẻ nhất có thể thì bạn sẽ cần có cho mình một bản kế hoạch cực kỳ chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn thống kê được toàn bộ thông tin liên quan đến homestay của mình, tránh trường hợp bỏ sót hay thiếu bất cứ nội dung quan trọng nào.

Trong kế hoạch xây dựng homestay, bạn sẽ cần chú ý tới một số điểm sau đây:

1.2.1. Địa điểm xây dựng homestay

Khi lập kế hoạch xây dựng homestay thì bạn cần trả lời được câu hỏi “homestay sẽ được xây dựng ở đâu?”. Đây là vấn đề quan trọng bởi nó sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh homestay sau này của bạn. Bạn có thể xây ngay trên đất nhà mình hoặc là khu vực được bạn mua lại hoặc đi thuê, tùy theo khả năng của bản thân. 

Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm

Dù xây dựng trên mảnh đất nào thì bạn cũng cần chú ý trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng như sau:

- Địa điểm đẹp và có tiềm năng thu hút khách du lịch cao

- Địa điểm có ít sự cạnh tranh từ các dịch vụ tương tự

1.2.2. Quy mô xây dựng homestay

Sau khi xác định được địa điểm thì quy mô xây dựng sẽ là điều tiếp theo mà bạn cần tính toán và ghi rõ trong kế hoạch xây dựng homestay của mình. 

- Bạn sẽ xây dựng homestay với quy mô to hay nhỏ? Và tổng diện tích của toàn bộ homestay là bao nhiêu?

- Số lượng phòng được xây dựng và diện tích mỗi căn phòng?

- Các phòng sẽ có WC riêng hay WC chung?,...

Đây sẽ là những câu hỏi cơ bản mà bạn cần trả lời được khi xác định về quy mô xây dựng homestay. Tất nhiên, quy mô càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng cao. Do vậy mà bạn cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo được tiến độ xây dựng cũng như kinh phí hiện có.

Quy mô xây dựng
Quy mô xây dựng

1.2.3. Cách thức xây dựng homestay

Với homestay sẽ có 2 cách thức xây dựng để bạn lựa chọn là cách truyền thống và cách xây nhà theo kiểu lắp ghép. Trong kế hoạch thì bạn sẽ cần phải ghi rõ cách thức tương ứng mà mình lựa chọn. Về chi tiết cụ thể về cách thức xây dựng sẽ được phân tích trong những nội dung bên dưới của bài viết.

1.2.4. Chi phí xây dựng homestay

Để xây dựng homestay chắc chắn bạn sẽ cần phải tính toán chi phí để dự trù hiệu quả nguồn vốn cho dự án của mình. Chi phí cần được tính toán bởi tất cả các khoản cần thiết để xây dựng homestay, vì thế mà bạn cần liệt kê tất cả những điều mình cần đầu tư cho dự án của bản thân để có một con số khách quan và phù hợp nhất.

1.2.5. Nguồn vốn xây dựng homestay

Vốn là điều không thể thiếu khi bạn dự định làm nhà homestay cho mình. Bạn cần xác định được cho mình những nguồn thu của bản thân, nguồn vốn cần thiết để đảm bảo cho quá trình xây dựng homestay và nguồn vốn huy động trong những trường hợp bất ngờ,... Điều này sẽ giúp bạn xác định được cách xử lý liên quan đến vấn đề kinh tế, tài chính khi xây dựng cũng như kinh doanh homestay trong tương lai.

Chi phí và nguồn vốn
Chi phí và nguồn vốn

1.3. Cách thức xây dựng homestay

Dựa vào kinh nghiệm làm nhà homestay được đúc kết thì cách thức xây dựng homestay là một trong những nội dung quan trọng mà bạn cần lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng.

Như đã nói ở trên, sẽ có 2 hình thức mà bạn có thể áp dụng cho homestay của mình là cách truyền thống và cách xây nhà lắp ghép.

1.3.1. Cách xây nhà truyền thống

Cách truyền thống tức là cách mà các căn phòng homestay của bạn sẽ được xây dựng bằng bê tông, gạch, đá,.... như cách xây nhà thông thường.

Ưu điểm của cách này là bạn sẽ có một căn phòng kiên cố, có khả năng chịu được các tác động cao và tuổi thọ của căn phòng cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hạn chế của cách này sẽ là thời gian hoàn thiện khá lâu và chi phí xây dựng cũng sẽ tốn hơn rất nhiều.

Để xây nhà homestay theo cách truyền thống thì bạn cần:

- Lên ý tưởng cho căn nhà

- Xây dựng bản vẽ kỹ thuật chi tiết

- Liên hệ đội ngũ thi công và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết

- Tiến hành thi công xây dựng và lắp đặt nội thất

- Decor trang trí và hoàn thành căn nhà homestay

Cách thức xây nhà
Cách thức xây nhà

1.3.2. Cách xây nhà theo kiểu lắp ghép

Đối với ngôi nhà theo kiểu lắp ghép thì sẽ được xây dựng dựa trên việc lắp ghép các bộ phận với những chất liệu khác nhau để tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh. Thông thường, các bộ phận sẽ được tạo dựng tại công xưởng và mang đến địa điểm thi công để lắp ghép và hoàn thiện. Cách này có ưu điểm là chi phí thấp, thời gian tạo dựng nhanh, có tính thẩm mỹ cao và dễ dàng để sửa chữa, nâng cấp hay thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng. Song song với ưu điểm thì kiểu nhà này cũng có những hạn chế nhất định là độ bền thấp hơn so với nhà truyền thống, tuổi thọ cũng sẽ giảm đi và giá trị cũng giảm sút nhanh.

Để xây dựng homestay theo kiểu lắp ghép thì bạn sẽ cần:

- Lên ý tưởng thiết kế của ngôi nhà

- Lựa chọn mẫu nhà phù hợp

- Tìm kiếm đơn vị cung cấp

- Tiến hành lắp đặt và thi công

- Hoàn thiện nội thất và decor trang trí

- Bàn giao căn nhà sau khi hoàn thiện hoàn chỉnh

Truyền thống và lắp ghép
Truyền thống và lắp ghép

2. Một số lưu ý khi xây nhà homestay cho bạn

Nắm bắt kinh nghiệm làm nhà homestay sẽ là cách để bạn có sự chủ động phòng ngừa những tình huống có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Vì thế mà đây sẽ là thông tin cực kỳ cần thiết để bạn hạn chế các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Từ đó tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian để nhanh chóng thực hiện được dự định của bản thân.

Trong quá trình làm nhà homestay bạn sẽ cần lưu ý như sau:

- Chú ý tới thủ tục pháp lý của homestay

Đây là vấn đề mà có thể khá nhiều người sẽ vô tình quên mất khi xây dựng homestay. Bởi việc bạn xây dựng để phục vụ cho mục đích kinh doanh nên các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh sau này đều cần được tìm hiểu kỹ lưỡng. Điều này nhằm tránh được việc bạn sẽ bị cơ quan chính quyền hỏi thăm khi tự ý xây dựng hay kinh doanh khi chưa được cấp phép, như vậy sẽ dễ ảnh hưởng đến danh tiếng và độ uy tín của thương hiệu homestay sau này.

- Rất dễ xảy ra các phát sinh

Một vài lưu ý cần nhớ
Một vài lưu ý cần nhớ

Khó có điều gì lúc nào cũng nằm trong kế hoạch hay dự tính của bạn được. Vì thế mà việc xác định các phát sinh có thể xảy ra khi làm nhà homestay sẽ là cách để bạn chủ động hơn với mọi tình huống. Sự bị động sẽ khiến bạn bị rối và có thể dẫn đến cách xử lý sai lầm. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về kinh nghiệm làm nhà homestay. Hy vọng rằng, bài viết đã gửi tới bạn thông tin hữu ích trong quá trình làm nhà và triển khai dự định kinh doanh homestay cho mình. Qua đó, giúp bạn có được những căn homestay ưng ý, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho mình.

Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà ở Mỹ bạn cần cập nhật ngay tức thì

Kinh nghiệm mua nhà ở Mỹ như thế nào? Những lưu ý gì cần nhớ khi mua nhà ở Mỹ? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Kinh nghiệm mua nhà ở Mỹ

Tin tức liên quan

Đăng ký đất đai lần đầu là gì? Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký

Đăng ký đất đai lần đầu là gì? Thông tin về đăng ký đất đai lần đầu. Khi nào cần đăng ký đất đai lần đầu? Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký đất đai lần đầu.

Odo xe là gì? Những cách kiểm tra odo của xe chính xác, hiệu quả

Odo xe là gì? Rất nhiều người Việt tỏ rõ sự mơ hồ với thông số Odo hiển thị ở trên phương tiện (ô tô, xe máy) của mình và đều thắc mắc với câu hỏi vừa nêu.

Hướng nhà Họa Hại là gì? Tổng hợp các cách hóa giải nhà Họa Hại

Hướng nhà Họa Hại là gì? Hướng nhà Họa Hại là tốt hay xấu? Nên làm gì khi mua phải nhà Họa Hại? Cách hóa giải hướng nhà Họa Hại đem lại may mắn.

Lên đầu