CHI TIẾT TIN TỨC

Những điều cơ bản về hợp đồng sang nhượng cửa hàng

12-12-2022 08:38

Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng cao, do vậy đã có rất nhiều người mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống. Để có thể vừa mở cửa hàng, vừa tiết kiệm chi phí, họ với người chủ cũ sẽ làm hợp đồng sang nhượng. Khi làm hợp đồng sang nhượng cửa hàng này, chúng ta cần chú ý điều gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách thức làm hợp đồng sang nhượng nhé!

1. Hiểu về hợp đồng sang nhượng cửa hàng

1.1. Hợp đồng sang nhượng cửa hàng kinh doanh là gì?

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là một thỏa thuẩn được thực hiện dưới dạng hợp đồng, trong đó một bên sẽ chuyển giao cho bên khác quyền sử dụng, khai thác mặt bằng để kinh doanh kèm theo các thiết bị, đồ dùng được dùng để khai thác kinh doanh và đã được bên kia trả một khoản tiền nhất định.

Trong quá trình chuyển nhượng cửa hàng, sẽ có một số tài sản chuyển giao quyền sở hữu, còn một số tài sản vẫn còn đang tiếp tục sử dụng. Ta có thể lấy ví dụ như sau: ông A thuê cửa hàng để kinh doanh café. Do tác động của đại dịch covid-19, ông A làm ăn thua lỗ. Ông A đã quyết định sang nhượng cửa hàng cho ông B. Trong quá trình sang nhượng cửa hàng, ông A sẽ cần chuyển giao quyền thuê nhà và một số quyền sở hữu tài sản khác như bàn ghế, máy pha café, quầy, cốc chén,…

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là gì
Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là gì?

1.2. Tại sao cần hợp đồng sang nhượng cửa hàng?

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng chính là sự thỏa thuận giữa hai bên, đã được quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên trong bản hợp đồng. Cả hai bên cần có sự tôn trọng và luôn sẵn sàng tuân thủ mọi điều trong hợp đồng. Từ đó, bản hợp đồng mới có tính hợp pháp và tính pháp lý, đảm bảo sự chứng kiến của Nhà nước.

Không chỉ vậy, việc ký kết hợp đồng sang nhượng này sẽ đảm bảo được lợi ích hợp pháp, đồng thời sẽ ràng buộc cả hai bên không được làm trái với đạo đức và chuẩn mực của xã hội.

Việc ký hợp đồng như vậy, đã có sự chứng kiến gián tiếp của bên thứ ba là pháp luật. Điều này sẽ giúp sự thỏa thuận của cả hai có tính chính xác, tính chấp nhận và sự minh bạch. Việc ký hợp đồng như vậy sẽ giúp không xảy ra tình trạng lời nói gió bay, cả hai bên sẽ không thay đổi hành vi, sự “lật lọng” khi xảy ra những điều bất lợi của bản thân mình.

Tại sao cần hợp đồng sang nhượng cửa hàng
Tại sao cần hợp đồng sang nhượng cửa hàng?

2. Những điều xung quanh của bản hợp đồng

2.1. Nội dung của hợp đồng sang nhượng cửa hàng

2.1.1. Nội dung khái quát bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Thông thường, một bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng sẽ cần có tối thiểu các nội dung sau:

Đối tượng của bản hợp đồng.

Giá và phương thức thanh toán mà 2 bên thỏa thuận.

Các tài sản sẽ chuyển giao.

Quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên, bao gồm cả nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước.

Bên A và bên B ký hợp đồng.

2.1.2. Nội dung chi tiết của bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Để một bản hợp đồng có tính hợp pháp và tính pháp lý thì bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng cần có những nội dung cơ bản như sau:

Đầu tiên, chúng ta cần ghi đối tượng của bản hợp đồng. Ở mục này, cả hai bên cần chú ý hiểu rõ đối tượng mà chúng ta kinh doanh sẽ sang nhượng ở đầy là gì?

Sau đó, chúng ta chú ý thông tin của các chủ thể tham gia ký hợp đồng. Ở đây, bạn cần chú ý ghi đầy đủ các thông tin như họ tên, căn cước công dân, địa chỉ thường chú, hộ khẩu và ngày tháng năm sinh của cả 2 bên.

Ở mục sau, chúng ta cần có sự thỏa thuận về chi phí sang nhượng cửa hàng. Cả 2 bên cần có sự thống nhất, rõ ràng với nhau ở mục này, tránh có sự tranh chấp về sau. Mặt khác, cả 2 bên cũng có sự thống nhất về hình thức thanh toán, có thể lựa chọn thanh toán trực tiếp hay chuyển khoản.

Ở mục giá sang nhượng chi tiết, bạn cần có sự liệt kê những đồ dụng đi kèm với cửa hàng. Ở đây, bạn sẽ cần ghi chi tiết và rõ ràng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, những vật dụng mà sẽ được sang nhượng cho bên B.

Sau đó, chúng ta sẽ cần có sự thống nhất về thời gian thanh toán. Bạn cần có sự thỏa thuận chính xác và cực kỳ chi tiết như thanh toán vào ngày tháng năm nào, số tiền chuyển nhượng sẽ chia làm bao nhiêu đợt và một đợt là bao nhiêu phần trăm. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch, tránh có sự sai sót về sau.

Sau khi đã có sự thống nhất về thời gian thanh toán, chúng ta cũng cần có sự thống nhất về thời gian sang nhượng. Thời gian sang nhượng này sẽ bao gồm thời gian sẽ thực hiện sang tên – đổi chủ, thời gian bên B bắt đầu kinh doanh. Điều này sẽ đảm bảo sự chắc chắn trong bản hợp đồng, tránh sự lật lọng, sử dụng sai mục đích.

Sau đó, cả 2 bên sẽ có sự cam kết thực hiện theo đúng những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Đồng thời, cả 2 bên cũng cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm sạu đã đã đặt bút ký. Không chỉ vậy, cả bên A và bên B cũng cần chú ý chuẩn bị trường hợp xảy ra vi phạm, sẵn sàng có hình thức xử lý hay xử phạt nếu điều đó xảy ra.

Cuối cùng, bạn cần ghi các điều kiện chấm dứt một bản hợp đồng. Đây chính là sự thỏa thuận của cả 2 bên trong trường hợp có sự đơn phương chấm dứt. Sau đó, chúng ta sẽ đi đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và chữ ký xác nhận của hai khi chắc chắn thực hiện điều khoản trong đó.

Nội dung chi tiết của hợp đồng sang nhượng cửa hàng
Nội dung chi tiết của hợp đồng sang nhượng cửa hàng

2.2. Có cần công chứng trong bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng?

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là một hợp đồng sang nhượng phổ biến trong đời sống, do vậy sẽ không bắt buộc chứng thực hay công chứng ở các địa điểm UBND. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý và đảm quyền lợi của bản thân mình, bạn hoàn toàn có quyền đề nghị các cơ quan pháp luật chứng thực và công chứng cho bạn. Điều này sẽ giúp chúng ta an tâm và thực hiện nghiêm túc trong bản hợp đồng.

3. Những điều cần biết khi sang nhượng cửa hàng

3.1. Tìm hiểu chính xác lý do

Khi bạn tìm kiếm sang nhượng cửa hàng trên trang mạng, bạn sẽ dễ dàng bị thu hút bởi thông tin, nội dung và dịch vụ sang nhượng cực kỳ hấp dẫn. Điều này sẽ khiến chúng ta dễ tin tưởng, làm lơ là cảnh giác, dẫn đến những rắc rối trong quá trình làm thủ tục hợp đồng.

Theo kinh nghiệm của những người từng sang nhượng, thông thường bạn sẽ gặp 2 lý do phổ biến dễ dàng khiến chúng ta mủi lòng, dễ chấp nhận và làm theo.

Đầu tiên, thông tin ghi kinh doanh thua lỗ. Lúc này, bạn cần tìm hiểu kỹ địa điểm, vị trí cửa hàng mà bạn đang muốn sang nhượng. Bạn nắm rõ quy trình hoạt động của cửa hàng cũ, nghiên cứu kỹ những phương pháp mình có thể thay đổi cửa hàng.

Thứ hai chính là thay đổi mô hình kinh doanh hay di chuyển địa bàn. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ lý do thực sự, nguyên nhân do chủ quan hay do khách quan. Bạn cần tìm hiểu kỹ lý do thực sự sang nhượng cửa hàng, điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá thực sự tình hình kinh doanh của cửa hàng. Đồng thời, bạn sẽ biết được tính khả thi và an toàn trong việc kinh doanh của khu vực, để từ đó có sự cân nhắc kỹ càng về khả năng sinh lời trong tương lai.

Cần tìm hiểu lý do sang nhượng cửa hàng
Cần tìm hiểu lý do sang nhượng cửa hàng

3.2. Kiểm tra giấy tờ, hồ sơ

Đây là thủ tục đầu tiên bạn cần làm khi sang nhượng cửa hàng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo tính hợp pháp và pháp lý của bản hợp đồng. Từ đó, để đảm bảo tính chính xác của nhu cầu sang nhượng lại cửa hàng, bạn cần quan tâm đến hợp đồng thuê giữa chủ nhà và người đang thuê cửa hàng, quá trình có thực sự cho thuê hay “ma”, thời gian thuê và giá thuê của cửa hàng tại thời điểm hiện tại, hình thức đã đăng ký kinh doanh của cửa hàng.

Kiểm tra giấy tờ trước khi ký hợp đồng
Kiểm tra giấy tờ trước khi ký hợp đồng

3.3. Kiểm tra cơ sở vật chất và cửa hàng mà bạn được sang nhượng

Trong bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng, nó sẽ bao gồm các thiết bị tài sản liên quan đến hợp đồng. Bạn cần chủ động xác minh và nêu rõ những tài sản cần bàn giao như tên số lượng, thương hiệu, tình trạng, giá thị trường. Mặt khác, bạn cũng cần xác định rõ đâu là tài sản của chủ cửa hàng, đâu là tài sản cần chuyển nhượng để có sự căn cứ và đối chiếu trong hợp đồng.

3.4. Xem xét kỹ hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Trước khi ký hợp đồng, bạn cần đọc thật ký, xem xét các điều khoản không hợp lý trong hợp đồng như thông tin, thời gian, mức giá, tài sản tại cửa hàng. Đồng thời, bản hợp đồng cần nói đến đối tượng chuyển nhượng, tài sản vô hình và hữu hình tại cửa hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đọc kỹ quyền lợi, nghĩa vụ, quy định mà cả 2 bên sẽ cần tuân theo. Bạn cần chú ý, hợp đồng cần ghi phải thật chi tiết và rõ ràng.

Cần xem xét kỹ hợp đồng
Cần xem xét kỹ hợp đồng

Trên đây chính là toàn bộ thông tin cơ bản về hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Khi đọc đến đây, chúng ta cần chú ý và ghi nhớ thực hiện đúng trách nhiệm, đúng pháp lý, đúng quyền lợi để đảm bảo tránh rắc rối về sau. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn về các loại hợp đồng khác ở các bài đăng tiếp theo.

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không? Những rủi ro là gì?

Hầu như tất cả các thủ tục pháp lý đều cần công chứng, nhưng hợp đồng thuê nhà là hợp đồng dân sự. Liệu có cần thiết làm điều này? Hãy đọc bài viết dưới đây!

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không

Tin tức liên quan

Công nghệ camera AI là gì? Lợi ích của Camera Ai trong đời sống

Công nghệ Camera Ai là gì? Công nghệ Camera Ai có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công nghệ của tương lai trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng nguyên tắc sửa chữa xe ô tô được quy định như thế nào?

Hợp đồng nguyên tắc sửa chữa xe ô tô là một hợp đồng hết sức quan trọng với mục đích đảm bảo quyền lợi khách hàng và trách nhiệm làm việc của bên sửa chữa.

Có nên mua laptop có card rời không? Lời khuyên khi mua card rời

Laptop có nhiều loại máy khác nhau, có tính ứng dụng cho từng đặc thù công việc. Người ta phân vân nhiều nhất về việc có nên mua laptop có card rời không?

Lên đầu