Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Độ pô cho xe máy không còn là việc làm hiếm gặp vì khi ngành công nghiệp lắp ráp xe cộ phát triển, dân chơi xe ngày càng nhiều và trở nên bạo dạn hơn với các quy định pháp luật thì độ pô đã trở thành một trào lớn trong giới chơi xe. Vậy trên phương diện pháp luật, độ pô xe máy có được cho phép hay không? raonhanh365.vn gửi tới bạn đọc chủ đề bàn luận độ pô xe máy có bị phạt không ngay tại nội dung này. Tìm hiểu chi tiết nhé.
Nhắc tới độ pô, chúng ta liền nghĩ ngay tới dân chơi xe. Bạn biết không độ pô chính là bước nhập môn của dân chơi xe ở nước ta. Vốn dĩ, khởi nguồn của việc độ pô xuất phát từ những dòng xe phân khối lớn, người ta chỉ móc bỏ bớt đi ống tiêu và lớp giảm thanh trong ống xả của xe máy để làm nó trở nên thông thoáng hơn, từ đó giúp tạo ra được âm thanh to hơn, nghe có vẻ “chất chơi” hơn.
Ngày nay, việc độ xe trong đó có độ pô trở thành một lĩnh vực kinh doanh phục vụ chuyên cho dân chơi, pô “đồ chơi” với nhiều kiểu loại đã thực sự thu hút không chỉ giới đi xe mô tô mà còn khiến những người sở hữu những chiếc xe máy cơ bản cũng bị cuốn vào cuộc chơi này.
Rõ ràng, qua tin tức trên chúng ta cũng nhận thấy rõ một điều, độ pô dù là loại bỏ đi một phận bộ phận của pô zin hay thay pô đồ chơi thì cũng là hành vi thay đổi kết cấu ban đầu của xe. Vậy điều đó có được pháp luật cho phép? Trả lời câu hỏi này là sự mở đầu dẫn lối chúng ta tìm hiểu ra đáp án độ pô xe máy có bị phạt không.
Khi nói độ pô là con đường nhập môn của người bắt đầu gán lên mình cái danh dân chơi xe. Do đó, độ pô là một phương pháp phổ biến hàng đầu của giới chơi xe không chỉ ở Việt Nam mà còn là trào lưu trên phạm vi thế giới. Tùy theo pháp luật mỗi quốc gia mà chúng ta biết được độ pô xe máy có bị phạt không.
Tính trong phạm vi châu Á, Malaysia và Nhật Bản là hai đất nước nổi tiếng là khắt khe với hành vi độ pô xe. Do vậy pháp luật những nước này sẽ đưa hành vi này vào tội bị xử phạt rất nặng. Ở Nhật sẽ phạt hành chính với số tiền phạt chẳng hề ít ỏi chút nào. Nặng nề hơn là ở Malaysia, người độ pô cho xe còn có thể bị phạt ngồi tù.
Điều có lẽ chúng ta quan tâm nhiều hơn đó là quy định pháp luật Việt Nam về chuyện độ pô xe là như thế nào. Độ pô được xếp vào hành vi vi phạm pháp luật tại Khoản 2, Điều 55 trong bộ Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008. Theo đó, hành vi này cấu thành từ tội danh tự ý thay đổi kết cấu ban đầu của xe, gây ra sự sai lệch về tiêu chuẩn kỹ thuật vốn đã được quy định cho nhà sản xuất chế tạo ra chiếc xe.
Xe máy sau khi đã trải qua quá trình “phẫu thuật thẩm mỹ” chiếc pô thì sẽ phát ra âm thanh rất to và rát tai. Điều này đương nhiên khiến chiếc xe trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, tệ hơn nó là tâm điểm khiến ai cũng khó chịu vì gây ảnh hưởng tiếng ồn ở mọi nơi nó xuất hiện. Không chỉ làm phá hủy tiêu chuẩn về tiếng ồn mà pô xe sau khi độ còn gây gia tăng ô nhiễm không khí vì lượng khí thải không được kiểm soát ở mức quy định. Đó là lý do vì sao pháp luật Việt Nam cấm đối với hành vi độ pô xe.
Nếu như đã vi phạm vào quy định pháp luật thì chắc chắn người độ pô xe không thể không bị phạt. Tìm hiểu ngay hình thức phạt và mức phạt đối với hành vi độ pô xe máy để biết mà tránh vi phạm bạn nhé.
XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc việc sơn mâm xe có bị giao thông phạt không
Không bị phạt ngồi tù như Malaysia nhưng chắc chắn bạn sẽ phải nộp phạt một số tiền tương đối đối với hành vi độ pô của mình. Chúng ta dựa vào nội dung quy định tại điểm c, Khoản 5, Điều 30, Nghị định 100 ban hành 2019 để nắm được các mức xử phạt hành chính đối với người chủ phương tiện xe máy đã được độ pô.
Cụ thể, việc xử phạt hành chính được quy định như sau:
Phạt hành chính với mức tiền từ 800 đến 2 triệu đồng cho cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ của chiếc xe mô tô/xe gắn máy/các phương tiện tương tự khi tự ý thay đổi về hình dáng, kích thước, số khung, số máy và đặc tính của chiếc xe.
Người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy độ pô vào buổi tối, điều này càng gây ảnh hưởng đến vấn đề trật tự ở các khu dân cư sinh sống thì sẽ có nguy cơ bị xử lý theo quy định đưa ra tại Nghị định số 167. Nội dung xử phạt được nêu cụ thể ở Điều 6 Nghị định này:
Người độ pô gây mất trật tự khu dân cư và các khu vực xung quanh sẽ chịu phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính từ 100 đến 300 nghìn đồng trong thời gian từ 22h hôm trước đến 6h sáng của ngày hôm sau. Nếu vi phạm ở mức nghiêm trọng như liên tục nẹt pô hay cố ý gây rối, chống lại người thi hành công vụ thì còn có thể bị tịch thu phương tiện. Cơ quan chức năng còn có thể căn cứ vào mức độ vi phạm vượt định mức tiếng ồn cụ thể bao nhiêu để xét vào các mức xử phạt của Nghị định số 155. Trong đó hình phạt tiền cao nhất là mức 160 triệu đồng.
Rõ ràng, việc độ pô xe máy đã được pháp luật đưa vào trong nhóm hình thức vi phạm luật giao thông với tội danh cố ý thay đổi đặc tính, hình dáng, kết cấu, số khung, số máy của xe. Với hành vi vi phạm này, chúng ta chẳng còn băn khoăn gì về việc độ pô xe máy có bị phạt không vì điều đó là đương nhiên. Điều quan trọng cần rút ra từ câu hỏi này đó chính là ý thức tuân thủ quy định pháp luật. Đừng vì đồng hành cùng hai chữ “dân chơi” để đi trái lại với những quy định vốn có mà pháp luật đã ban hành. Hiện nay, việc mua bán xe cũ đã được độ pô cũng tràn lan trên thị trường. Nếu bạn luôn là người chấp hành nghiêm túc pháp luật, lại có nhu cầu mua xe cũ để sử dụng thì cũng phải đặc biệt chú ý kiểm tra thật cẩn thận để biết chiếc xe đã bị độ pô hay chưa nhé.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc nắm bắt rõ độ pô xe máy có bị phạt không. Mong rằng, qua những chia sẻ này sẽ phần nào giúp tất cả bạn đọc nhận thức rõ ràng hơn và có ý thức hơn trong việc sử dụng phương tiện giao thông tuân thủ pháp luật.
Bằng lái xe máy có thời hạn bao lâu?
Bằng lái xe máy cũng có thời hạn. Bạn đã nắm bắt được thời hạn sử dụng của tấm bằng này hay chưa? Hãy tìm hiểu để có kế hoạch chủ động trong việc đổi bằng mới theo đúng quy định của Luật giao thông nhé.
Các phần mềm đọc lỗi xe máy trên điện thoại mà những người thợ sửa xe máy khuyên dùng. Các bạn hãy click ngay để biết được đó là những phần mềm nào nhé!
Bạn đã từng gặp sự cố màn hình máy tính bị mờ loá hay chưa? Nếu gặp rồi thì bạn có cách chỉnh màn hình máy tính bị nhoè đơn giản ngay tại nhà hay không?
Tần số đáp ứng của loa là gì? Tần số đáp ứng có những đặc điểm nào? Tần số đáp ứng của loa sẽ được ứng dụng những gì? Tìm ngay ở bài viết dưới đây nhé!