Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Cúng về nhà mới, cúng nhập trạch, là nghi lễ quan trọng trong quan niệm dân gian. Đây là nghi lễ thông báo cho tổ tiên và thổ địa biết rằng gia đình bạn sẽ sinh sống tại một mảnh đất mới. Cúng về nhà mới cần phải được tiến hành ngay khi dọn đến nhà mới và cần tuân thủ đúng nghi lễ. Vậy cúng về nhà mới cần những gì? Cùng tìm hiểu về nghi lễ cúng về nhà mới, cúng nhập trạch, trong bài viết sau đây nhé!
Nghi lễ cúng về nhà mới còn được gọi với cái tên khác là nghi lễ cúng nhập trạch. Theo quan niệm dân gian thì đây là một nghi lễ hết sức quan trọng và là một nghi lễ bắt buộc phải thực hiện khi gia đình chuyển đến sinh sống tại một ngôi nhà mới.
Mục đích của nghi lễ cúng về nhà mới đó là báo cáo với thổ địa, thổ công và chư vị gia tiên rằng gia đình sẽ chuyển đến sống tại một ngôi nhà mới, và mong các vị chứng giám, cũng như phù hộ cho các thành viên, con cháu trong gia đình được thuận lợi trong công việc và bình an.
Bên cạnh đó, người xưa còn quan niệm rằng cúng nhập trạch cũng là lễ cúng đưa tiễn những vong linh còn tồn tại trong đất, bài trừ khí xấu còn sót lại để tạo ra điều kiện tốt nhất cho cuộc sống sau này của gia chủ tại nhà mới.
Việc sắm sửa mâm cơm cúng về nhà mới, hay cúng nhập trạch, và lựa chọn ngày giờ cúng là rất quan trọng. Bởi vậy mà gia chủ thường đi xem ngày xem giờ, để lựa chọn một ngày giờ đẹp (gọi là ngày giờ đạo) để chuyển đến nhà mới và làm mâm lễ cúng nhập trạch.
Xem thêm: Thục nhà là gì? Những thông tin bạn cần biết về thục nhà
Theo quan niệm phong thủy, thì chiếu đã qua sử dụng là vật đầu tiên mà gia chủ cần mang theo khi bước vào nhà mới (Có thể thay thế chiếu bằng thảm hoặc đệm đã qua sử dụng). Sau khi đến nhà mới, gia chủ cần lập tức di chuyển đến khu bếp để bật bếp lên, tốt nhất là bếp củi hoặc bếp ga, để tượng trưng cho ngọn lửa ấm áp và sinh hoạt của con người tại ngôi nhà mới.
Lưu ý rằng các loại bếp điện hoặc bếp từ không được chấp nhận bởi những loại bếp này không có ngọn lửa. Hơn nữa ở một số địa phương người ta còn kiêng kỵ mang bếp điện đến nhà mới. Bên cạnh đó, trong ngày nhập trạch về nhà mới nên tránh để phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ tuổi Dần vào nhà.
Theo thông lệ, gia chủ sẽ vào nhà trước và mang theo gạo vào nhà. Sau đó mới đến những thành viên khác trong gia đình vào nhà. Khi vào phải mang theo lễ lộc, hoa quả và tiền vàng với mục đích thụ tài lộc. Mâm cúng về nhà mới phải được bày biện vào đúng giờ hoàng đạo và đích thân người gia chủ phải thắp hương, làm lễ cúng.
Vậy cúng về nhà mới cần những gì? Cùng raonhanh365 tìm hiểu về những thành phần trong mâm lễ cúng về nhà mới, cúng nhập trạch, trong phần tiếp theo nhé!
Mâm cúng về nhà mới, hay mâm cúng nhập trạch, cần có đầy đủ 3 thành phần chính bao gồm ngũ quả, thức ăn và hương hoa. Nếu có điều kiện thì gia chủ bày chung cả ba thành phần trên vào một bàn lớn để làm lễ cúng. Nếu không thì có thể chia làm ba mâm nhỏ hơn.
Tùy theo điều kiện của gia chủ mà chuẩn bị số lượng nhiều hơn hoặc ít hơn, tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ ba thành phần kể trên.
- Ngũ quả: Ở đây chỉ 5 loại quả. Ngũ quả không cố định, thông thường gia chỉ chỉ cần chọn 5 loại quả theo mùa là được. Lưu ý phải lựa chọn những quả có ngoại hình đẹp, không bị sứt mẻ, sâu mọt, quả nhỏ nên ưu tiên có kèm cả cành lá tươi xanh. Có thể chỉ cần mỗi loại một quả cũng được.
- Hương hoa: Ở đây gia chủ cần chuẩn bị hoa tươi và hương. Hoa tươi nên chọn hoa có màu sắc tươi tắc, bắt mắt, thường là màu đỏ, hồng, cam… Thông thường người ta chuẩn bị hoa hồng, hoa cúc vàng hoặc có thể là hoa ly (1 bông). Bên cạnh đó, trên mâm cúng về nhà mới cần có thêm một cặp đèn cầy, hương, tiền vàng mã, trầu cau và không thể thiếu được 3 hũ nhỏ. Ba hũ này đựng muối, gạo và nước sạch.
- Thức ăn: Về phần này thì không có quy định cầu kỳ. Gia chủ có thể làm mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn đều được. Thức ăn cũng tùy theo điều kiện của gia chủ. Nếu gia chủ không có điều kiện thì có thể chuẩn bị một mâm cúng vừa phải, bao gồm một vài món ăn là được. Nếu có điều kiện thì gia chủ có thể chuẩn bị một bàn cỗ lớn hơn.
Về mâm cúng chay, chủ yếu là các món xôi đậu, rau xào, canh rau củ chay, đậu phụ trắng… thanh đạm và giản dị. Nếu cúng mâm mặn thì nhất định phải có thịt lợn. Ngoài ra, gia chủ có thể đặt thêm các món khác như chả nem, thịt chiên, tôm, thịt gà, trứng, xôi, cháo, các món canh… tùy theo ý thích.
Ngoài những thành phần kể trên, gia chủ nên chuẩn bị thêm 3 ly trà, 3 ly rượu trắng và 3 điếu thuốc lá đặt lên mâm cúng.
Tiếp theo đó, gia chủ thắp đèn cầy, thắp nhang và bắt đầu cúng, khấn lễ nhập trạch. Có thể mời thầy đến làm lễ. Cúng nhập trạch gồm hai phần là khấn thần linh và khấn gia tiên. Trước tiên cần khấn thần linh, rồi sau đó mới khấn gia tiên. Lưu ý rằng hương và đèn cầy trên bàn cúng nhập trạch phải do chính tay gia chủ thắp. Sau khi báo cáo thần linh xin rước vong linh gia tiên về thờ cúng tại nhà mới thì gia chủ mới làm lễ mời các vị gia tiên về nhà.
Khi về nhà mới, ngoài mâm cúng về nhà mới, cúng nhập trạch, thì theo quan niệm dân gian, gia chủ và toàn bộ các thành viên trong gia đình cần thực hiện thêm cả nghi lễ nhập trạch như sau:
- Bước 1: Gia chủ đốt một lò than nhỏ và đặt lò than đó tại vị trí cửa chính.
- Bước 2: Gia chủ bày biện mâm cúng nhập trạch.
- Bước 3: Gia chủ mang theo bát hương và bài vị gia tiên trên tay, sau đó bước qua lò than (bước chân trái trước, chân phải sau, không được làm ngược lại). Sau đó, các thành viên còn lại trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than đó. Khi bước qua lò than, nên cầm theo những vật biểu trưng cho may mắn trên tay, như là hoa hoặc tiền vàng…
- Bước 4: Sau khi bước qua lò than vào nhà, gia chủ cần nhanh chóng mở tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời bật tất cả các bóng đèn trong nhà. Đây được coi là nghi lễ khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
- Bước 5: Gia chủ thắp đèn cầy và nhanh trên bàn cúng nhập trạch, sau đó bắt đầu đọc văn khấn. Các thành viên còn lại ở phía sau, chắp tay thành tâm.
- Bước 6: Sau khi cúng nhập trạch xong xuôi, gia chủ cần bật bếp đun một ấm nước nhỏ để pha trà. Theo quan niệm dân gian thì hành động nấu nước pha trà mang ý nghĩa khai hỏa, mang đến sinh khí cho ngôi nhà mới.
Tiền vàng trên mâm cúng nhập trạch sau đó sẽ mang đi hóa và lấy rượu cúng rưới lên tro tiền vàng. Ba hũ gạo, muối và nước sau khi cúng xong thì được đặt lên bàn thờ Táo quân.
Lưu ý rằng vào ngày nhập trạch trong nhà mới chỉ có gia chủ và các thành viên trong gia đình, không được mời thêm bạn bè đến chơi. Nếu cúng nhập trạch cho đúng ngày hoàng đạo nhưng chưa dọn đến ở ngay thì sau khi cúng gia chủ cần ngủ lại một đêm ở nhà mới.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cúng về nhà mới cần những gì và cần chuẩn bị những gì trên mâm cúng nhập trạch. Bài viết cũng cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi làm lễ cúng về nhà mới và nghi lễ nhập trạch đầy đủ nhất. Bạn cần đọc kỹ những lưu ý trong bài viết để chuẩn bị mâm cúng và làm lễ nhập trạch một cách chuẩn nhất, tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Có nên để tivi dưới gầm cầu thang?
Có nên để tivi dưới gầm cầu thang? Khi đặt tivi dưới gầm cầu thang cần lưu ý điều gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Cách chụp màn hình trên laptop Dell bằng phím Print Screen. Hướng dẫn cách chụp màn hình trên laptop Dell bằng phần mềm hỗ trợ hoặc tính năng Game Bar.
Xây nhà cần lưu ý gì? Nên chuẩn bị những gì trước khi xây nhà? Một số cấm kỵ khi xây nhà bạn cần nắm rõ. Xem ngay những lưu ý cần biết khi xây nhà mới.
Bạn đang thắc mắc không biết có nên mua đất thanh lý của ngân hàng hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết được bật mí dưới đây của chúng tôi.