Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Việc sử dụng điện thoại hiện nay được xem là rất thường xuyên khi chúng ta luôn cầm theo điện thoại 24/24. Và điều này rất dễ khiến điện thoại bám bụi và tích tụ nhiều bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ ảnh hưởng tới quá trình sử dụng, đặc biệt là với phần chân sạc điện thoại. Vậy, cách vệ sinh chân sạc điện thoại như thế nào? Có nhất thiết phải vệ sinh chân sạc điện thoại không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chân sạc điện thoại hay cụ thể hơn chính là lỗ cắm sạc điện thoại. Đây là một khu vực rất nhỏ, nhưng lại khá kín và có thể là nơi trú ngụ hoàn hảo cho các bụi bẩn khi sử dụng điện thoại hàng ngày và có sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều.
Hầu hết chúng ta đều có thói quen để điện thoại trong túi xách, trong túi quần,...những nơi chứa nhiều bụi bẩn. Điều này dẫn tới điện thoại rất dễ bị bụi vải, bụi mịn trong môi trường đó bám vào. Và ở những vị trí như lỗ cắm sạc thì rất khó để phát hiện hay để ý. Do đó mà nếu không chú ý thì số lượng bụi tích lũy ngày càng nhiều, điều này mang tới sự ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng điện thoại, nhất là ở quá trình sạc pin.
Khi chân sạc điện thoại có quá nhiều bụi sẽ khiến việc sạc pin bị chậm đi, thời gian và hiệu quả sạc không được tối ưu. Do đó mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như độ bền của pin điện thoại. Bên cạnh đó, chúng ta dùng điện thoại thường xuyên và có sự tiếp xúc gần. Do vậy mà những hạt bụi này cũng sẽ có thể tạo nên các tác động tới sức khỏe con người, đặc biệt là vấn đề liên quan tới hô hấp.
Chính vì vậy mà việc vệ sinh chân sạc hay lỗ cắm sạc điện thoại là rất cần thiết. Không chỉ giúp điện thoại sạc pin ổn định hơn, đảm bảo được độ bền của pin mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Vậy, với một bộ phận cực kỳ nhỏ như vậy thì ta sẽ có những cách vệ sinh nào?
Xem thêm: Bật mí một số app theo dõi điện thoại tiện lợi và hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm cách vệ sinh chân sạc điện thoại thì ngay dưới đây sẽ là 3 cách raonhanh365.vn bật mí mà bạn có thể áp dụng cho “dế yêu” của mình.
Với một khu vực nhỏ và hẹp như chân sạc điện thoại thì bạn sẽ cần một vật nhọn để có thể đưa vào trong và làm sạch. Một số vật dụng mà bạn có thể sử dụng như tăm, que lấy sim, ghim giấy hay kim chỉ,.... Các vật dụng này bạn có thể tìm ở ngay chính nhà của mình và tiến hành vệ sinh cho lỗ cắm sạc điện thoại.
Tuy nhiên, khi lựa chọn cách này thì bạn sẽ cần phải nhẹ nhàng hết sức có thể. Bởi nếu không cẩn thận thì bạn sẽ có thể bới móc và chạm vào vạch tiếp xúc ở phần chân sạc này. Vì vậy mà sự cẩn thận và nhẹ nhàng sẽ là điều cần ghi nhớ khi áp dụng cách vệ sinh chân sạc điện thoại này.
Cách thứ 2 sẽ là phiên bản nâng cấp hơn so với cách thứ nhất. Bạn sẽ sử dụng tăm bông và cồn 70 độ để làm sạch chân sạc điện thoại.
Với cách này, bạn nên lựa chọn tăm bông cho trẻ sơ sinh để đảm bảo kích thước có thể đưa vào được bên trong lỗ cắm sạc. Khi đã có tăm bông phù hợp thì bạn sẽ nhúng vào cồn 70 độ và bắt đầu vệ sinh bên trong phần chân sạc điện thoại. Trong quá trình vệ sinh thì bạn cũng cần nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh sự đụng chạm quá sức với các vạch tiếp xúc bên trong bộ phận này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế tăm bông bằng cách lấy bông cuốn vào đầu nhọn của tăm hay que sim để vệ sinh với cồn. Cách này bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh được lượng bông thích hợp cho đúng với kích thước của lỗ cắm sạc. Nhờ vậy mà quá trình làm sạch sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn.
Một cách vệ sinh chân sạc điện thoại xịn sò và hiệu quả nhất chính là bình khí nén. Với cách này, bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều dụng cụ, đồng thời, lại không phải chăm chú cho mỗi cử động khi vệ sinh do sợ quá tay thì ảnh hưởng tới điểm tiếp xúc bên trong. Chính vì thế mà đây là cách được nhiều người yêu thích cũng như lựa chọn khi muốn vệ sinh chân sạc điện thoại.
Để vệ sinh bằng cách này thì bạn chỉ cần đưa lỗ cắm sạc ra và dùng bình khí nén xịt thẳng vào. Chỉ cần 2, 3 lần xịt là bụi bẩn ở bên trong đã có thể được làm sạch một cách tối đa, vừa nhanh gọn lại đảm bảo an toàn cho thiết bị cực kỳ tốt.
Khi thực hiện vệ sinh chân sạc điện thoại thì bạn sẽ cần chú ý tới một vài điểm như sau:
Khi sử dụng điện thoại, chúng ta thường chú ý tới việc bảo vệ củ sạc, dây cable hay điện thoại nói chúng. Và việc lau chùi cũng chỉ chú ý tới những bộ phận và bề mặt bên ngoài dễ nhận biết này. Với phần lỗ cắm sạc thì lại rất hay bị lãng quên cũng như bỏ qua.
Thực tế thì việc vệ sinh chân sạc điện thoại cũng rất cần thiết và quan trọng. Vì thế mà bạn nên tiến hành vệ sinh cho bộ phận này một cách định kỳ để đảm bảo quá trình sạc pin được hiệu suất cũng như an toàn nhất có thể.
Rất nhiều người có thói quen khi thấy bụi bẩn lên đưa lên miệng để thổi thổi. Đây được xem là cơ chế làm sạch với bình khí nén tự chế. Cách này có thể mang đến hiệu quả, tuy nhiên, rủi ro cũng khá cao. Bởi khi bạn thổi như vậy thì nước bọt trong miệng rất dễ bị thổi vào bên trong lỗ cắm sạc, điều này sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị chập hay hỏng thiết bị điện do dính nước.
Đây cũng là chú ý mà các hãng điện thoại thường gửi tới khách hàng nếu như không may điện thoại của họ dính nước hay muốn vệ sinh thiết bị di động của mình. Việc sử dụng thiết bị hỗ trợ làm sạch, hong khô sẽ hiệu quả, an toàn so với việc dùng vốn tự có của chính mình.
Cồn dùng để vệ sinh và làm sạch là công dụng mà khá nhiều người biết tới. Tuy nhiên, với việc vệ sinh chân sạc điện thoại thì bạn nên lựa chọn cồn cao hơn 70 độ. Điều này sẽ giúp quá trình bay hơi của cồn nhanh hơn, hạn chế được tình trạng bị oxy hóa của các điểm tiếp xúc nằm bên trong lỗ cắm sạc.
Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh bao giờ cũng sẽ được đánh giá cao. Vì vậy, để hạn chế được các bụi bẩn thì bạn nên để điện thoại tại những nơi ít có bụi bẩn và ít phải tiếp xúc quá lâu trong không gian nhất định để bụi bẩn dễ bị lọt vào.
Cùng với đó, sử dụng ốp lưng trùm toàn bộ điện thoại, bao gồm cả phần chân sạc sẽ là cách để bảo vệ điện thoại một cách toàn diện nhất. Như vậy thì các bụi bẩn sẽ khó để cóp thể tiếp xúc cũng như chui vào bên trong lỗ cắm sạc, khiến cho việc sạc pin bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Mã PIN điện thoại là gì? Một số thông tin về mã PIN điện thoại
Nếu bạn đã áp dụng các cách trên và đảm bảo lỗ cắm sạc đã được vệ sinh sạch sẽ thì bạn sẽ cần kiểm tra lại thiết bị của mình. Nếu như sạc nhanh hơn và ổn định hơn thì có nghĩa là quá trình vệ sinh đã có hiệu quả, còn nếu đã làm sạch rồi nhưng tốc độ sạc vẫn chậm thì bạn sẽ cần xem xét lại pin cũng như lỗ cắm sạc của mình theo phương diện kỹ thuật. Điều này nhằm giúp bạn có thể chủ động và nắm bắt sớm tình trạng điện thoại của chính mình.
Trên đây chính là thông tin chi tiết về cách vệ sinh chân sạc điện thoại. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích để giúp quá trình sử dụng điện thoại di động được ổn định hơn.
Bảo hành điện thoại có mất tiền không và thông tin để đời cho bạn
Bảo hành điện thoại có mất tiền không? Cần lưu ý gì khi tiến hành bảo hành điện thoại? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Âm thanh trắng là gì? Âm thanh trắng dùng để làm gì? Tiếng ồn trắng có tác dụng như thế nào đối với trẻ nhỏ và người lớn? Có nên dùng tiếng ồn trắng không?
Mùi hôi trên xe ô tô xuất hiện do đâu? Một số cách khử mùi hôi ô tô hiệu quả. Khử mùi hôi trễn e ô tô bằng cách nào? Biện pháp khử mùi hôi xe ô tô.
Giao dịch về quyền sử dụng đất là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với bên chủ thể thực hiện giao dịch đất? Những yêu cầu bắt buộc trong giao dịch là gì?