Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Sau một thời gian sử dụng, bạn có thể cảm thấy chiếc laptop Windows của mình không còn nhanh nhạy như trước, thường xuyên xảy ra tình trạng đơ, giật lag. Có rất nhiều nguyên nhân khiến laptop rơi vào tình trạng này và thật may mắn cách khắc phục cũng không mấy khó khăn. Chỉ cần đóng một số ứng dụng, tắt chế độ tiết kiệm pin hoặc cập nhật hệ điều hành, bạn đã có thể khắc phục tốc độ cho laptop. Tuy nhiên đối với một số laptop đã cũ, bạn có thể phải thay ổ cứng hoặc thẻ nhớ. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến laptop bị đơ và cách sửa laptop khi bị đơ đơn giản ngay tại nhà.
Để giúp pin hoạt động lâu hơn, có thể bạn đã bật chế độ Tiết kiệm pin cho laptop. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến laptop bị đơ và giảm hiệu suất do lượng pin không đủ cho các hoạt động của máy. Để khắc phục, bạn cần bật chế độ Cân bằng hoặc Hiệu suất cao để đảm bảo đủ năng lượng cho máy hoạt động hiệu quả nhất.
Một trong những nguyên nhân khiến laptop của bạn bị đơ đó là các chương trình chạy nền quá nhiều. Cùng một lúc máy phải xử lý quá nhiều nghiệp vụ và chạy nhiều chương trình khác nhau khiến máy bị quá tải và chạy chậm hơn. Các chương trình này có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng, không chỉ khiến máy bị lag mà còn khiến chất lượng máy nhanh xuống cấp.
Laptop của bạn có thể bị chậm nếu bạn mở quá nhiều chương trình khởi động. Các chương trình này sẽ tự động mở khi bạn mở máy và tiếp tục chạy cho đến khi bạn tắt máy. Do đó, nó làm chậm tất cả mọi thứ trong quá trình sử dụng.
Nếu bạn chưa cập nhật hệ điều hành trong một khoảng thời gian, có thể bạn đã bỏ lỡ các bản nâng cấp trình điều khiển và cải thiện phần mềm mới. Điều này có thể làm chậm máy tính của bạn, đồng thời nó cũng khiến bạn không được bảo vệ khỏi những lỗ hổng mà tin tặc có thể lợi dụng để lây nhiễm virus qua máy tính của bạn.
Nếu bạn thường xuyên nhìn thấy màn hình laptop xuất hiện những quảng cáo tự động bật lên hoặc các chương trình bị lỗi ngẫu nhiên, laptop của bạn có thể bị nhiễm các phần mềm độc hại khi bạn mở email lạ hoặc tải tệp từ các trang đáng ngờ.
Có nhiều phần mềm độc hại khác nhau khiến cho máy tính của bạn bị chậm và đơ. Một số phần mềm độc hại có thể lây nhiễm qua bộ nhớ máy tính và lây lan qua các tệp và chương trình khác trên máy tính của bạn. Tin tặc hoặc hacker cũng có thể sử dụng phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin của bạn như thông tin cá nhân hoặc dữ liệu ngân hàng.
Các tệp tạm thời được lưu trữ trên máy tính bất cứ khi nào bạn tạo hoặc sửa đổi một tệp bất kỳ. Thông thường, những tệp này sẽ được hiển thị ở dạng “.tmp”, bắt đầu bằng dấu ngã hoặc ký hiệu $. Các tệp tạm thời này sẽ bị xóa sau khi bạn đóng ứng dụng hoặc chương trình. Tuy nhiên, có nhiều lúc laptop của bạn không thể tự xóa các tệp này, gây gánh nặng lên ổ cứng và khiến máy tính của bạn bị đơ. Trong trường hợp này, bạn cần phải thực hiện xóa một cách thủ công.
Bất cứ khi nào bạn tạo, xóa hoặc chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính, các tệp này có thể bị phân mảnh và tự động lưu ở nhiều phần khác nhau của ổ cứng. Điều này khiến cho máy tính của bạn bị đơ do ổ đĩa phải chạy khắp nơi để tìm kiếm các mẩu dữ liệu của tệp mỗi khi bạn muốn mở.
Nếu bạn vẫn đang sử dụng ổ đĩa cứng (HDD) thì bạn có thể cân nhắc nâng cấp chúng lên ổ đĩa thể rắn (SSD). Một ổ đĩa cứng chỉ có thể tồn tại trong vòng từ 3 đến 5 năm do nó sử dụng đĩa vật lý để lưu trữ dữ liệu. Trong khi đĩa SSD là đĩa điện tử, lưu trữ dữ liệu dựa trên bộ nhớ flash. Do đó, ổ SSD có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu nhanh hơn nhiều so với đĩa cứng truyền thống. Ngoài ra SSD cũng ít ồn hơn và ít tốn năng lượng hơn.
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM là bộ nhớ tạm thời cho máy tính xách tay. Nó giữ tất cả mọi thứ trong máy tính của bạn ở chế độ chờ. Sau đó, vào một thời điểm thích hợp, nó sẽ chuyển giao tất cả thông tin dữ liệu này đến bộ xử lý. Đối với các tác vụ cơ bản như văn bản hoặc lướt web, bạn có thể sử dụng RAM 2 - 4GB. Tuy nhiên, đối với các chương trình đa tác vụ hay xử lý đồ họa, máy của bạn cần 8 - 16 GB RAM trở lên. Mặc dù việc nâng cấp RAM không phải lúc nào cũng khiến cho laptop nhanh nhạy hơn, nhưng máy tính của bạn cũng cần phải có dung lượng RAM tối thiểu để các chương trình có thể chạy bình thường.
Để tắt chế độ Tiết kiệm điện trên laptop, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài đặt (Setting). Sau đó vào Hệ thống (System) -> chọn mục Năng lượng và chế độ ngủ (Power & sleep) -> chọn Cài đặt bổ sung (Power Setting). Cuối cùng nhấp vào Tạo kế hoạch năng lượng (Create a power plan) -> Chọn mục Cân bằng (Balanced) hoặc Hiệu suất cao (High Performance).
Bạn cũng có thể nâng cao hiệu suất của pin bằng cách nhanh hơn đó là nhấp vào biểu tượng pin trên thanh tác vụ ở góc cuối bên phải màn hình, sau đó chuyển thanh trượt sang bên phải.
Nếu laptop của bạn đang chạy Window 11 thì bạn có thể dễ dàng thấy được các tùy chọn này bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I. Đi tới mục Hệ thống (System) -> Nguồn & pin (Power & battery). CHọn menu thả xuống bên cạnh Chế độ năng lượng (Power mode), sau đó chọn chế độ Cân bằng hoặc Hiệu suất tốt nhất.
Bạn có thể dùng Trình quản lý tác vụ của Windows (Windows Task Manager) để đóng các chương trình chạy ngầm. Để thực hiện điều này, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete, sau đó chọn Trình quản lý tác vụ. Chọn mục Thêm chi tiết (More details) ở góc bên trái màn hình để xem chương trình nào đang sử dụng hết CPU, bộ nhớ của máy tính.
Chọn mục Quy trình (Process) ở góc trên cùng bên trái để hiện danh sách các chương trình chạy nền. Chọn một chương trình bất kỳ và chọn Kết thúc (End Task) ở góc cuối cùng bên phải cửa sổ để thoát. Tuy nhiên, có một số chương trình chạy ẩn cần thiết để laptop hoạt động bình thường. Do đó, bạn cần biết chắc chắn đó là chương trình gì trước khi thoát chúng.
Để biết các chương trình khởi động nào đang mở, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete và chọn Trình quản lý tác vụ. Nhấn vào mục Khởi động (Startup). Chọn chương trình khởi động không cần thiết và chọn Tắt (Disable) ở góc cuối bên phải cửa sổ.
Để cải thiện tốc độ của máy hơn nữa, bạn cũng nên đóng tất cả chương trình trước khi tắt máy, bằng cách này bạn sẽ không phải gặp những chương trình cố khởi động mỗi khi bạn mở máy lại lần nữa.
Để biết bạn có cần cập nhật hệ điều hành hay không, nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Cài đặt. Chọn Cập nhật và Bảo mật (Update & Security) -> Kiểm tra các bản cập nhật (Check for updates), sau đó tải xuống nếu thấy có bất kỳ bản cập nhật nào mới. Thông thường, Windows sẽ tung ra các bản cập nhật tính năng với tần suất 2 lần 1 năm. Ngoài ra, các bản nâng cấp và cải thiện tính năng sẽ được phát hành hàng tháng.
Tìm kiếm mục Bảo vệ (Security) trên biểu tượng kính lúp ở thanh tác vụ cuối màn hình và nhấp vào Mở (Open). Chọn Bảo vệ chống Virus và mối đe dọa (Virus & threat protection) rồi nhấp vào Quét nhanh (Quick scan). Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một chương trình chống virus có trả phí.
Tìm kiếm tại biểu tượng kính lúp và mở tab Dọn dẹp đĩa (Disk cleanup). Trong cửa sổ mới, chọn ổ đĩa bạn muốn dọn dẹp, chọn các tệp tạm thời rồi chọn OK. Tại đây, bạn có thể xóa các tệp internet tạm thời, các tệp tải xuống. Bạn cũng có thể vào mục Dọn dẹp hệ thống (Clean up system) để xóa nhiều tệp tạm thời hơn.
Để hợp nhất và sắp xếp dữ liệu, bạn có thể chống phân mảnh trên máy tính của mình. Mặc dù Window 10 đã có chức năng tự động chống phân mảnh mỗi tuần 1 lần nhưng nếu cần thiết, bạn có thể thực hiện một cách thủ công. Tuy nhiên, bạn không cần phải thực hiện thao tác này nếu máy tính của bạn có sẵn ổ SSD.
Để chống phân mảnh ổ đĩa, bạn cần thực hiện các bước sau:
Tìm kiếm và mở tác vụ Chống phân mảnh (Defrag) -> chọn Phân tích (Analyze) -> chọn Tối ưu hóa (Optimize). Đợi ổ đĩa đạt 0% phân mảnh rồi mới tiếp tục sử dụng các chương trình và mở lại tệp.
Cần lưu ý: Phương pháp này chỉ sử dụng khi ổ đĩa của bạn là Ổ đĩa cứng (Hard disk drive). Nếu bạn phát hiện ổ đĩa của mình ở dạng Ổ đĩa thể rắn (solid-state drive) thì việc thực hiện chống phân mảnh này có thể khiến ổ đĩa của bạn bị hao mòn và máy đơ hơn.
Nhiều máy tính xách tay ngày nay có thiết kế sẵn khe cắm M.2 trống để đặt ổ đĩa SSD. Việc của bạn là để chiếc ổ cứng tí hon lên chiếc tuốc nơ vít. Nếu máy tính của bạn có khe cắm M.2 mở, bạn thậm chí còn có thể kết nối với ổ cứng cũ của mình và sử dụng nó như một ổ đĩa dự phòng. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn không có khe cắm M.2 mở thì việc thay thế có thể gặp nhiều khó khăn. Tốt nhất là bạn nên mang máy tính ra cửa hàng để nhận được sự giúp đỡ.
Để biết thiết bị của bạn có bao nhiêu RAM: nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del -> chọn Trình quản lý tác vụ -> Chọn tab Hiệu suất (Performance) -> chọn Bộ nhớ (Memory).
Nếu bạn muốn nâng cấp RAM, cần chắc chắn rằng thẻ nhớ của bạn cho phép hoán đổi RAM. Đối với một số máy tính xách tay, thẻ RAM được hàn vào bo mạch chủ, điều này có nghĩa không dễ dàng để bạn tự tháo chúng.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra thông tin của RAM trên web của nhà sản xuất trước khi tìm RAM thay thế. Tìm hiểu dung lượng RAM tối đa có thể lắp đặt và sử dụng hết bao nhiêu khe cắm RAM, đảm bảo lắp đúng thẻ RAM.
Nếu không thể tự thực hiện tại nhà, bạn có thể đến một cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ.
Trên đây là tổng hợp thông tin hướng dẫn cách sửa laptop khi bị đơ ngay tại nhà cho tất cả mọi người. Chỉ cần vài thay đổi nhỏ, bạn đã có thể cải thiện hiệu suất của máy tính một cách hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, với một vài nghiệp vụ vật lý mà bạn không chắc chắn về kiến thức cũng như tay nghề thì vẫn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Tại sao laptop không nhận thẻ nhớ? Những cách khắc phục
Thẻ nhớ là một trong những thành phần quan trọng nhất của laptop với chức năng lưu trữ và xử lý thông tin. Thế nhưng tại sao trong nhiều trường hợp, laptop không nhận thẻ nhớ và làm sao để khắc phục tình trạng này? Truy cập ngay bài viết sau để cập nhật thông tin nhé!
Tuổi Tý 1984 hợp mua xe màu gì để cho con đường lưu thông luôn được thuận lợi và người chủ xe cũng gặp được nhiều điều may mắn. Giải đáp thông tin.
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin dòng xe adventure là gì và có đặc điểm cụ thể như thế nào? Nắm rõ câu trả lời qua bài viết mà chúng tôi cập nhật sau đây.
Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không? Bạn muốn biết thời điểm nhập trạch tốt nhất để các vị thần phù hộ cho làm ăn thuận lợi, sức khoẻ bình an?