Tìm kiếm gần đây
Từ khóa phổ biến
Đồ điện tử
Xe cộ
Bất động sản
Ship
Máy tính để bàn
Máy ảnh, Máy quay
Điện thoại di động
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Mua bán nhà đất
Đất
Dịch vụ - Giải trí
Thực phẩm, đồ uống
Thời trang
Mẹ và Bé
Đồ gia dụng
Sức khỏe - Sắc đẹp
Nội thất - Ngoại thất
Khuyến mại - Giảm giá
Thủ công - Mỹ nghệ - Quà tặng
Nhà trong ngõ
Căn hộ chung cư
Nhà riêng, nguyên căn
Nhạc cụ
Sách
Cửa hàng
Văn phòng
Máy tính bảng
Tivi, Loa, Amply, Máy nghe nhạc
Phụ kiện
Xe tải, xe khác
Phụ tùng xe
Xe đạp điện
Xe máy điện
Nội thất ô tô
Thời trang nam
Thời trang nữ
Đồ đôi, đồng phục
Thời trang bé
Giày dép
Thú cưng
Tìm việc làm
Đồ cho mẹ và bé
Thiết bị điện lạnh
Thiết bị nhà bếp
Thiết bị theo mùa
Thiết bị sức khỏe
Đồ gia dụng khác
Mỹ phẩm
Spa
Vật tư - y tế
Thể thao
Dịch vụ
Sở thích khác
Dụng cụ thể thao
Du lịch
Đồ dùng văn phòng, công nông nghiệp
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng tắm
Nội thất văn phòng
Vườn
Thiết kế, phong thủy
Nội thất khác
Hoa, quà tặng, handmade
Nghệ thuật, thủ công
Thực phẩm, Đồ uống
Thực phẩm
Đồ uống
Laptop
Thiết bị đeo thông minh
Sưu tầm đồ cổ
Thiết bị chơi game
Thời trang thể thao
Phụ kiện thể thao
Dụng cụ làm đẹp
Thực phẩm chức năng
Gà
Chó
Mèo
Chim
Đồ ăn, phụ kiện, dịch vụ
Thú cưng khác
Đồ dùng văn phòng
Công nông nghiệp
Ngoại thất
Linh kiện
Trong suốt quá trình sử dụng laptop đặc biệt là đối với những dòng laptop đã cũ thì việc loa bị rè xảy ra khá thường xuyên. Vậy thì nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do đâu và cách chỉnh loa laptop bị rè như thế nào là hiệu quả? Lướt đọc chi tiết bài viết để nắm đầy đủ thông tin nhé.
Khi đang sử dụng nhưng bạn chợt phát hiện ra loa laptop bị rè, chất lượng âm thanh truyền ra nghe rất khó chịu, thậm chí bạn không thể nghe rõ những âm thanh đó là gì. Vậy những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là gì?
Dây loa hay còn được gọi là dây tín hiệu âm thanh, nó dùng để kết nối loa với ampli công suất với nhiệm vụ là truyền tín hiệu âm thanh thế nhưng có thể trong quá trình sử dụng, do máy đã cũ hoặc do một sự va chạm nào đó khiến cho mạch dây dẫn nối vào loa bị đứt. Do vậy mà dây loa sẽ bị hỏng và âm thanh truyền ra sẽ bị rè, không nghe thấy âm thanh gì hay thậm chí là loa không hề hoạt động.
Nguyên nhân tiếp theo khiến cho loa bị rè là do mang loa và có thể là màng loa đã bị rách nhưng người dùng không phát hiện ra.
Do máy tính đã sử dụng trong nhiều năm liền và người dùng thường xuyên có thói quen mở âm thanh của thiết bị ở mức âm thanh tối đa. Và chính vì thói quen này mà màng loa không thể chịu được lực âm thanh quá lớn trong suốt thời gian dài nên dẫn tới hiện tượng bị rách và âm thanh phát ra từ loa không có độ chuẩn cao.
Sử dụng laptop lâu chắc bạn cũng sẽ nhận ra rằng, khi máy tính đã sử dụng trong một thời gian đã quá lâu thì dĩ nhiên chất lượng linh kiện sẽ xuống cấp và không cong có hiệu quả giống như ban đầu nữa, do đó mà loa cũng là một bộ phận không nằm ngoài ngoại lệ này.
Trong quá trình sử dụng do không cẩn thận mà người dùng đã vô tình làm rơi hay vỡ mất bề mặt cứng của chiếc laptop, điều này đã gây ảnh hưởng khá nhiều tới các bộ phận bên trong.
Khi laptop bị chấn động mạnh như vậy thì sẽ khiến cho các bộ phận, các linh kiện bên trong chiếc laptop có sự xê dịch, khiến cho chúng bị lỏng hoặc rời ra dẫn tới loa truyền âm thanh bị rè và chất lượng rất khó nghe.
Một trong những lý do dễ thấy nhất mà khiến cho loa bị rè, yếu hay khó nghe chính là do việc bạn không vệ sinh bộ thiết bị loa thường xuyên hoặc bạn không cho máy tính đi bảo dưỡng định kỳ để có thể kịp thời sửa chữa nên khi dùng lâu sẽ có những mảng bụi bám trên loa và khiến cho chất lượng của nó không thể hoạt động giống như ban đầu.
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân dẫn tới việc laptop bị rè thì bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục điều này tại đây và có thể thực hiện ngay tại nhà một cách hiệu quả.
Vệ sinh laptop là điều mà mỗi người dùng laptop nên làm thường xuyên bởi mỗi ngày xung quanh chúng ta một ngày phải tiếp xúc với rất nhiều thứ nên chiếc laptop sẽ rất dễ bị bám bẩn, và đó đều là những lớp bụi dày mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức để cho chiếc laptop có thể đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn.
Để vệ sinh được bộ loa của chiếc laptop thì sẽ cần đến những đồ dùng chuyên dụng, sau đó thực hiện việc tháo nhẹ ngành bộ phận loa và lau chùi nhẹ nhàng từng bộ phận của thiết bị rồi tiến hành lắp trở lại như ban đầu. Phải lưu ý hết sức nghệ ngành và cẩn thận.
Lưu ý khi thực hiện việc vệ sinh hayc sử dụng một chiếc khăn thô mềm để việc lau chùi bụi bẩn được nhanh chóng và dễ dàng hơn đồng thời cũng không gây ra những vết chà sát mạnh vào bộ phận loa của máy tính.
Việc kiểm tra lại các cài đặt âm thanh sẽ giúp người dùng xem xét được chính xác về chất lượng loa hiện tại.
Đối với các dòng máy tính thuộc hệ điều hành Windows thì người dùng có thể tìm kiếm biểu tượng loa ngay trên thanh công cụ Taskbar sau đó chọn vào mục Open Volume Mixer để có thể đảm bảo rằng không có ứng dụng nào bị tắt âm thanh thì bạn cần bật lại ngay để có thể thực hiện việc kiểm tra một cách chính xác nhất.
Đối với trường hợp loa của máy tính chỉ bị rè một bên duy nhất thì người dùng có thể thực hiện việc tắt một bên loa đó đi bằng cách kéo nút Balance về phía bên không bị rè để có thể đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn cho người dùng. Tuy nhiên nếu như loa đã bị rè cả hai bên rồi thì sẽ chuyển sang check bằng tab Sound Effect để kiểm tra nhanh chóng xem rằng bạn có đang điều chỉnh sai thanh công cụ hay không để có thể có sự điều chỉnh lại cho phù hợp.
Màng loa là bộ phận khá nhạy cảm cho nên bạn cần hết sức cẩn thận khi tháo chúng ra để dán lại, bởi nếu dán không chính xác thì tình trạng của nó sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do vậy bạn cần có sự nhẹ nhàng, khéo léo và chú ý từng chi tiết một. Sau khi thực hiện dán xong thì người dùng sẽ test lại chất lượng âm thanh một cách chính xác để kiểm tra lại kết quả của bản thân.
Bạn trực tiếp truy cập vào trình quản lý âm thanh trên laptop sau đó chọn mục Manager rồi chọn Device Management và chọn Sound, video and game controller.
Sau đó người dùng sẽ chọn vào biểu tượng phần cứng âm thanh bên trong rồi lựa chọn Update driver. Tại đây laptop của bạn sẽ cập nhật Driver âm thanh , sau đó hệ thống sẽ đưa ra hai lựa chọn cho bạn và hãy luôn nhớ lựa chọn dòng đầu tiên để kích hoạt driver trên internet thành công. Và khi đó bạn hãy kiểm tra lại âm thanh trên loa để xác định lại chất lượng âm thanh.
Nếu như sau khi đã thực hiện tất cả các cách trên tại nhà nhưng vẫn không có hiệu quả thì bạn hãy đem laptop đến cơ sở sửa chữa uy tín gần nhất để được hỗ trợ nhé.
- Hạn chế việc mở volume lớn hết mức bởi nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới màng loa và cũng gây ảnh hưởng đến cả tai của người nghe.
- Sử dụng túi chống sốc để bảo vệ thiết bị laptop an toàn nếu phải thường xuyên mang theo chúng ra bên ngoài.
- Hạn chế những tác động lực quá mạnh lên chiếc laptop cũng như việc làm rơi vỡ bởi sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong máy.
- Cần có sự vệ sinh và bảo dưỡng chiếc laptop thường xuyên để tránh việc bám quá nhiều bụi bẩn khó vệ sinh và cũng có thể sớm phát hiện ra những lỗi có trong máy tính.
Vừa rồi là những cách chỉnh loa laptop bị rè đơn giản nhất và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, bạn đã nắm vững được những cách này chưa? Nếu bạn còn cách khắc phục nào khác hay hơn và bổ ích hơn thì nhanh tay comment xuống dưới cho chúng mình biết với nhé. Sự đóng góp của bạn sẽ luôn là là sự hỗ trợ không ngừng đối với chúng mình.
Hướng dẫn cách test âm thanh loa karaoke và loa trái phải chuẩn nhất
Bạn sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để test chất lượng của loa mỗi khi bạn mua chúng? Và cách bạn thực hiện test loa như thế nào là chính xác? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách test âm thanh loa và làm theo hướng dẫn nhé.
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin loa surround là gì và có những dòng loa surround nổi bật hiện nay? Theo dõi bài viết bên dưới đây để nắm được câu trả lời.
Giải đáp nên mua xe máy Honda hay Yamaha? So sánh hai thương hiệu xe máy Honda và Yamaha, nên mua loại nào thì tốt hơn? Truy cập để tìm hiểu ngay!
Âm thanh 2.1 là gì? Tổng quan về âm thanh 2.1. Loa âm thanh 2.1 được đặt ở vị trí nào? Ưu và nhược điểm của âm thanh 2.1. Cấu tạo dàn âm thanh 2.1.