CHI TIẾT TIN TỨC

Bằng khoán đất là gì? Những quy định về bằng khoán đất

10-08-2022 16:52

Bằng khoán đất vốn là loại giấy tờ nhà đất được cấp bởi cơ quan thuộc chế độ cũ, hiện nay giấy tờ này vẫn còn được lưu hành. Có lẽ vì được cấp theo cơ chế cũ cho nên nhiều người không còn rành rọt thông tin về bằng khoán đất. Tuy nhiên vì bằng khoán vẫn còn được lưu hành hiện nay cho nên những hiểu biết rõ ràng bằng khoán đất là gì vẫn rất cần thiết.

Cùng raonhanh365.vn khám phá cụ thể những thông tin về bằng khoán đất trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bằng khoán đất là gì?

Bằng khoán đất là giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất, chỉ áp dụng đối với loại đất thổ cư. Giấy tờ này vốn được lập bởi Sở địa chính trong thời kỳ Pháp thuộc, cấp đến các chủ sở hữu đất tính từ ngày 30/04/1945 trở lại.

Tìm hiểu khái niệm về bằng khoán đất
Tìm hiểu khái niệm về bằng khoán đất

Ngày nay, Nhà nước đưa ra quy định về bằng khoán rất rõ ràng, chi tiết ở Điều 15, Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy định tên gọi pháp lý của bằng khoán theo pháp luật Việt Nam chính là Bằng khoán điền thổ.

2. Vai trò của bằng khoán đất là gì?

Thông qua thông tin làm rõ bằng khoán đất là gì, chúng ta sẽ cần nhìn nhận rõ vai trò của nó để sử dụng bằng khoán phục vụ cho các mục đích chính đáng của mình.

Bằng khoán có vai trò quan trọng khi giúp cơ quan nhà nước có cơ sở cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân (sổ đỏ) hoặc quyền sở hữu đối nhà ở cùng những tài sản gắn với nhà đất. Ngoài ra người dân nào đã có bằng khoán thì không cần nộp tiền sử dụng đất nữa. Như vậy, có thể thấy bằng khoán đất là một trong những giấy tờ quan trọng khi mua bán bất động sản.

Bằng khoán đất và những vai trò quan trọng của loại giấy tờ này
Bằng khoán đất và những vai trò quan trọng của loại giấy tờ này

 Thực tế sử dụng của bằng khoán chính là một phiếu có giá trị kê khai các thông tin đo đạc được trên đất bao gồm diện tích thửa đất, loại hình đất, các thông tin của chủ sở hữu. Qua đó, bằng khoán phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý đất đai của chính quyền.

Dù ra đời từ lâu và còn giá trị sử dụng cho tới tận ngày nay nên bằng khoán được công nhận về giá trị sử dụng lâu dài. Đồng thời nó còn có thể thay đổi theo thực tế của thị trường bất động sản. Việc giao dịch đất đai thông qua bằng khoán do đó vấn được diễn ra phổ biến. Thế nhưng, để đảm bảo sự phù hợp với cơ chế pháp lý hiện hành về đất đai, người dân vẫn nên chuyển đổi giao dịch thông qua bằng khoán sang giao dịch thông qua giấy chứng nhận. Như thế sẽ có ích đối với việc mua bán đất đai.

Tiếp tục khám phá bằng khoán đất là gì bằng cách tìm hiểu đặc điểm của bằng khoán để từ đó biết cách sử dụng loại giấy tờ này hiệu quả hơn, tránh những rủi ro không đáng có.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc nhà mới xây xong có nên sơn luôn không?

3. Đặc điểm của bằng khoán

3.1. Bàn về lịch sử ra đời của bằng khoán

Bằng khoán ra đời khi nào và như thế nào? Đi sâu vào vấn đề này, Tiến sĩ Phan Phương Thảo tại Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Bằng khoán điền thổ được xác lập sớm nhất có thể ở khoảng thời gian những năm 30 của thế kỷ trước. Theo đó, thời điểm lập phiếu muộn nhất cũng rơi vào những năm 50 của thế kỷ đó. Tuy nhiên đa số những bằng khoán đất được lập vào thời điểm năm 1940.

Bằng khoán đất thổ cư có đặc điểm gì - lịch sử, nguồn gốc ra đời của nó
Bằng khoán đất thổ cư có đặc điểm gì - lịch sử, nguồn gốc ra đời của nó

3.2. Bằng khoán đất không có một cấu trúc cố định, thống nhất

Bằng khoán được thông tin là không mang cấu trúc thống nhất. Thay vào đó, cấu trúc của bằng khoán lại biến đổi khác biệt theo từng thời kỳ.

Vào thời điểm đầu khi mới xuất hiện, tức trong khoảng những năm 30 của thế kỷ 20, bằng khoán được lập gồm 16 cột thông tin, tiêu đề mỗi cột đều trình bày bằng tiếng Pháp. Khi điền thông tin chi tiết vào trong đó thì người dân sẽ điền bằng chữ Quốc ngữ. Các bằng khoán đều có đầy đủ 2 mặt phân chia như sau: 11 cột sẽ nằm phần mặt trước và 5 cột nằm về mặt sau.

Bằng khoán không có cấu trúc cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ
Bằng khoán không có cấu trúc cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ

Tiếp đến, bằng khoán cấp ở thời kỳ sau, trong khoảng thời gian từ 1950 tới nay, thông tin thể hiện bên trong đã được thay đổi hoàn toàn và chữ viết thể hiện là tiếng Việt. nguyên tắc trình bày thông tin đã được lược giản hơn rất nhiều.

3.3. Những đặc điểm ở hình thức bề ngoài của bằng khoán

Bằng khoán có hình dáng chữ nhật. Kích thước cũng được quy định rõ ràng như sau: chiều dài dài 25cm, chiều rộng kích thước 20cm, được làm từ chất liệu giấy đen và được bồi giày lên.

Giấy tờ này được tạo thành từ nhiều trang. Trong đó, mỗi trang sẽ chứa những thông tin khác nhau.  

Trang đầu tiên dành để ghi tên của người chủ sở hữu đất thổ cư và tên của cơ quan cấp bằng khoán.

Trang sau để trình bày thông tin chi tiết về thửa đất gồm vị trí đất, diện tích bao nhiêu, nằm ở tọa độ nào, các phần ranh giới tiếp giáp, thuộc số tờ bản đồ nào, ... Toàn bộ những số liệu kỹ thuật này đều phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan thẩm quyền trong việc xác định cấu trúc của thửa đất và diện mạo.

Bằng khoán và hình thức bên ngoài của nó
Bằng khoán và hình thức bên ngoài của nó

Mặt sau của bằng khoán vốn dĩ được quy định để trống phục vụ cho các mục đích bổ sung thông tin phát sinh. Mục đích bỏ trống là để dự phòng khi cập cập nhật thêm các thông tin biến đổi, các ghi chú cần thiết khác. Rất nhiều trường hợp thực tế đã tận dụng triệt để phần mặt sau này để ghi dày đặc các thông tin. Điều đó cho thấy thửa đất đã có nhiều biến động vô cùng phức tạp liên quan đến chủ sở hữu, sự thay ngôi đổi chủ trên thửa đất đó.

Nhìn chung, bằng khoán đất gánh vác những vai trò cực kỳ quan trọng đối với giao dịch hay chuyện mua bán bất động sản. Nó cũng mang đặc điểm tương đồng với sổ đỏ hay sổ hồng, có giá trị sử dụng dài hạn, có thể trải qua nhiều đời chủ sở hữu. Vì thế định giá trị cho bằng khoán vẫn luôn là điều vô cùng quan trọng. Đến nay bằng khoán đất vẫn được dùng trong các giao dịch quan trọng, nó còn phục vụ cho cơ quan chính quyền quản lý đất đai hiệu quả.

Xem thêm: Đất ONT và ODT là gì? Cách phân biệt hai loại đất này như thế nào?

4. Cập nhật một vài quy định luật pháp về bằng khoán đất

4.1. Công dân có được xin cấp bằng khoán đất hay không?

Theo định nghĩa giải thích rõ bằng khoán đất là gì, có một thông tin quan trọng về nguồn gốc hình thành của bằng khoán giúp chúng ta xác định rõ thắc mắc đang bàn luận. Đó chính là việc bằng khoán được cấp ở thời kỳ Pháp thuộc tại nước ta. Mặc dù có giá trị kéo dài đến ngày nay nhưng cũng chỉ tính cho các bằng khoán đã cấp từ giai đoạn đó. Pháp luật Việt Nam hoàn toàn không cấp mới bằng khoán đất nữa mà thay vào đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, nhà ở, ... gắn liền trên đất.

Luật quy định liên quan tới bằng khoán
Luật quy định liên quan tới bằng khoán

Tại thị trường bất động sản cũng chỉ lưu hành sổ hồng, sổ đỏ, sổ trắng mà ít có sự xuất hiện của bằng khoán. Cũng vì điều này cho nên Nhà nước khuyến khích người dân nên chuyển đổi bằng khoán sang các giấy tờ có giá trị tương đương đang lưu hành phổ biến hiện nay để nhằm phục vụ cho việc giao dịch dễ dàng hơn, tránh rườm rà rắc rối do bằng khoán vốn là giấy tờ ra đời từ chế độ cũ. Pháp luật hiện hành ít các quy định liên quan đến nó.

4.2. Có sử dụng bằng khoản để làm sổ đỏ được không?

Với thực tế thị trường bất động sản chủ yếu lưu hành các loại chứng nhận sử dụng đất là sổ đỏ, sổ trắng, sổ hồng thì bằng khoán được khuyến khích chuyển đổi sang thành các loại sổ này. Vậy thì điều đó có đồng nghĩa với việc được phép dùng bằng khoán để làm sổ đỏ? Nội dung thắc mắc này sẽ được lý giải dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Theo Điều 100 của Luật Đất đai (2013), tại Điểm e, Khoản 1: những cá nhân, gia đình đang sở hữu những giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp bởi chính quyền trong chế độ xưa, cũ thì sẽ được cấp cho giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Hướng dẫn thực hiện điểm này, tại Điều số 15 thuộc Thông tư 02 ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ bằng khoán cũng là một giấy tờ có thể chuyển đổi sang chứng nhận theo chế độ hiện hành.

Có dùng bằng khoán để làm sổ đỏ được hay không?
Có dùng bằng khoán để làm sổ đỏ được hay không?

Như vậy, nếu gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng đối với thửa đất và sử dụng thửa đất này lâu dài, ổn định kết hợp với điều kiện được cấp bằng khoán thì hoàn toàn có thể dùng bằng khoán để xin cấp Sổ đỏ.

Như vậy, bằng khoán đất là gì đã được bài viết lý giải cụ thể. Hiện nay còn rất nhiều gia đình sở hữu bằng khoán. Nó vẫn có giá trị sử dụng trong thời điểm hiện tại, thậm chí nắm giữ vai trò quan trọng đối với mọi giao dịch về bất động sản. Tuy nhiên bằng khoán đất không thực sự phù hợp với các quy định về đất đai hiện hành cho nên khi phát sinh giao dịch với bằng khoán thì thủ tục sẽ rườm rà, rắc rối hơn, làm cho thời gian xử lý có thể sẽ kéo dài rất lâu. Do đó, nếu gia đình bạn đang có bằng khoán đất thì nên chuyển đổi sang các hình thức giấy tờ hiện hành nhé.

Có những loại sổ nhà đất nào đang hiện hành trong luật Đất đai?

Thông thường chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến sổ đỏ, nếu không tìm hiểu thêm về các loại sổ nhà đất thì có lẽ bạn không biết rằng, không chỉ có sổ đỏ mà còn tồn tại những loại giấy tờ khác liên quan tới quyền sở hữu đất và các tài sản trên đất. raonhanh365.vn sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết để khám phá các loại sổ nhà đất phổ biến hiện nay.

Các loại sổ nhà đất

Tin tức liên quan

Cách làm mờ vết xước sơn xe ô tô không cần mang xe đến gara

Hướng dẫn cách làm mờ vết xước sơn xe ô tô. Trước khi xử lý vết xước sơn cần chuẩn bị những gì? Cách làm mờ vết xước sơn xe ô tô tại nhà hiệu quả.

Hệ thống ESP trên ô tô là gì? Có cần thiết trang bị hệ thống ESP?

Hệ thống ESP trên ô tô là gì? Nguyên ký hoạt động của hệ thống ESP. Hệ thống ESP hoạt động dựa trên công nghệ nào? Trang bị hệ thống ESP trên xe ô tô?

Cách tìm nguồn hàng điện thoại xách tay uy tín chất lượng cao

Kinh doanh các thiết bị điện tử như điện thoại là loại hình ăn nên làm ra trong mấy năm trở lại đây, hãy cùng raonhanh365.vn tìm nguồn hàng điện thoại xách tay

Lên đầu